Điều gì sẽ xảy ra khi một quốc gia mất điện quá lâu?

Khi hệ thống điện của Cuba sụp đổ bước sang ngày thứ ba vào hôm 20/10, những hậu quả nghiêm trọng của tình trạng mất điện kéo dài đang dần lộ rõ.

Ông Jorge Pinṍn, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Năng lượng thuộc Đại học Texas ở Austin (Mỹ) và là chuyên gia về lưới điện của Cuba, nói với tờ Miami Herald rằng các nhà máy nhiệt điện của Cuba đã hoạt động quá lâu mà không được bảo trì hay đầu tư.


Các kỹ thuật viên Cuba đang nỗ lực khôi phục lưới điện sau khi nó bị sập hôm 18/10 (Ảnh: Granma)

Một số bệnh viện vẫn có điện. Tuy nhiên, phần còn lại đang phải chạy bằng máy phát điện, và nguồn nhiên liệu sẵn có rất hạn chế, khiến người ta lo ngại về điều gì sẽ xảy ra nếu bệnh nhân thực sự phải đối mặt với bóng tối.

Thủ tướng Cuba, ông Manuel Marrero, đã ra lệnh đóng cửa mọi hoạt động thương mại không thiết yếu, điều này có nghĩa là người dân Cuba không thể kiếm tiền. Trường học và các trường đại học cũng đóng cửa cho đến khi có thông báo mới.

"Chúng tôi chưa bao giờ nghĩ rằng tình trạng sẽ trở nên tồi tệ như ngày hôm nay. Đây là một sự sụp đổ hoàn toàn", ông Pinṍn nói, đồng thời nhấn mạnh tình hình chưa từng có ở Cuba. "Ở Nam Mỹ có những quốc gia gặp vấn đề về phát điện. Nhưng không đến mức độ nghiêm trọng như ở Cuba".

Các chuyên gia cho rằng hậu quả của việc mất điện kéo dài không chỉ là sống trong cái nóng khó chịu và thiếu các tiện nghi hiện đại. Con người sẽ bị ốm và nguy cơ tử vong vì không thể tiếp cận các dịch vụ y tế hoặc điều trị cần thiết. Không thể đi làm cũng đồng nghĩa với việc nhiều người không kiếm đủ tiền để mua thực phẩm và các nhu cầu cơ bản khác.

Người dân “không thể sống sót nếu không có điện”, ông Pinṍn nói.


Người dân cuba sống trong cảnh mất điện (Ảnh: Reuters).

Không có điện, không dịch vụ y tế

Cuba có một người hàng xóm, vùng lãnh thổ Puerto Rico của Mỹ, cũng rất quen với việc sống trong cảnh tối tăm kéo dài. Hòn đảo này là nơi xảy ra tình trạng mất điện dài nhất trong lịch sử nước Mỹ, sau khi cơn bão Maria tàn phá cơ sở hạ tầng của nó vào năm 2017. Có nơi mất điện kéo dài đến một năm mới có trở lại.

Ngay sau cơn bão năm 2017, chính quyền Puerto Rico đã báo cáo một số ca tử vong do lũ lụt, nhà sập và lở đất. Nhưng các nhà nghiên cứu đã phát hiện trong các cuộc điều tra sau này rằng hàng nghìn người đã chết do những nguyên nhân gián tiếp.

Một nghiên cứu của Đại học George Washington phối hợp với Đại học Puerto Rico và George Washington đã phát hiện có gần 3.000 ca tử vong trong 6 tháng sau bão Maria. Tuổi già hoặc sống ở các khu vực nghèo chính là những yếu tố gây ra những trường hợp tử vong đó.

"Rất nhiều trong số đó là do thiếu điện. Người dân không thể giải quyết tình trạng y tế của mình", bà Cathy Kunkel, chuyên gia tư vấn năng lượng tại Viện Phân tích Kinh tế và Tài chính Năng lượng, chuyên về lưới điện của Puerto Rico, cho biết.

Lúc bấy giờ, người dân Puerto Rico không thể bật các máy thở oxy tại nhà; không thể giữ lạnh các loại thuốc cứu mạng nhạy cảm với nhiệt độ như insulin; không thể điều chỉnh giường bệnh hay sạc xe lăn điện, hoặc đi lọc máu và hóa trị. Sống mà không có điện có thể khiến con người, đặc biệt là người cao tuổi và trẻ em, có nguy cơ bị say nắng và các bệnh liên quan khác.

Vì không có điện để vận hành máy bơm nước, nhiều người Puerto Rico đã phải sử dụng bất kỳ nguồn nước nào sẵn có cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày. Điều này bao gồm cả việc sử dụng nước từ các con sông, suối và các nguồn nước bị ô nhiễm. Trung tâm Báo chí Điều tra của Puerto Rico đã phát hiện có 26 ca tử vong do leptospirosis, một bệnh do vi khuẩn lây qua nước, trong 6 tháng sau bão. Con số này nhiều hơn gấp đôi so với năm trước đó.

Đối với các bệnh viện và trung tâm y tế phải thực hiện các thủ thuật nhạy cảm với thời gian hoặc bảo quản thuốc và vaccine ở nhiệt độ nhất định – hoặc đơn giản là cần điện để khám và điều trị cho bệnh nhân – tình trạng mất điện cũng gây ra những thách thức lớn về mặt hậu cần.

Tổ chức Frente Ciudadano por la Auditoria de la Deuda, một nhóm vận động ở Puerto Rico, đã tưởng niệm những người dân qua đời sau bão Maria do thiếu điện nhân kỷ niệm 6 năm từ ngày xảy ra cơn bão bằng một cuộc triển lãm. Mọi người đã viết thư về cách mà những người thân yêu và hàng xóm của họ chết vì không có bình oxy, máy thở và thiết bị y tế.

Trong những năm gần đây, nhiều người trên hòn đảo này, hầu hết là người cao tuổi, cũng tử vong do các máy phát điện hoặc nến mà họ sử dụng để không sống trong bóng tối đã gây ra hỏa hoạn trong nhà.

Thiếu điện cũng có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm các vấn đề tâm lý. Nhà tâm lý học Eduardo Lugo của Đại học Puerto Rico gần đây đã báo cáo rằng đường dây trợ giúp sức khỏe tâm thần của chính phủ Puerto Rico đã nhận được 7.300 cuộc gọi trong 3 tuần từ những người bị ảnh hưởng bởi các vấn đề liên quan đến lưới điện.

"Nó chỉ làm mọi thứ phức tạp hơn mỗi ngày", bà Kunkel nói. "Sau cơn bão Maria, đặc biệt là ở các vùng nông thôn, người dân tự hỏi, ‘Liệu điện có bao giờ trở lại không? Liệu tình trạng này có bao giờ được giải quyết không?’”.


Khu vực quảng trường ở Havana chìm trong bóng tối (Ảnh: Reuters).

Nền kinh tế chìm trong bóng tối

Tình trạng mất điện cũng ảnh hưởng đến nền kinh tế và các doanh nghiệp. Ông Marrero Cruz, Thủ tướng Cuba, cho biết nền kinh tế của hòn đảo hiện đang bị tê liệt.

Ở Puerto Rico, việc các doanh nghiệp phải đóng cửa vì không có điện không phải là điều hiếm gặp. Một số nhà hàng có bếp gas vẫn hoạt động khi mất điện, nhưng cả nhân viên lẫn thực khách đều phải chịu đựng cái nóng không thể chịu nổi.

"Nếu bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ và phải thường xuyên đóng cửa vì không có điện, hoặc phải đầu tư vào máy phát điện để tiếp tục hoạt động, nó sẽ đẩy chi phí lên rất cao", bà Kunkel nói.

Ông Pinṍn, chuyên gia về năng lượng của Cuba, cho biết rằng tình trạng mất điện sẽ không chỉ ảnh hưởng đến các doanh nghiệp trong nước mà còn ảnh hưởng đến du khách quốc tế đến hòn đảo, những người đóng góp cho nền kinh tế địa phương.

"Với tình hình này cùng tin tức trên toàn cầu, Cuba có thể chứng kiến lượng khách du lịch giảm đi nhiều hơn nữa", ông Pinṍn nói.

Trẻ em và sinh viên đại học ở Cuba cũng có thể đối mặt với tình trạng trì hoãn hoặc gián đoạn việc học do mất điện.

Sau cơn bão Maria, phải mất 1 tháng trẻ em mới được quay lại các trường công, mặc dù hầu hết các lớp học vẫn không có điện. Tình trạng mất điện cũng đặt ra câu hỏi liệu đây có thể là nguyên nhân kích hoạt một làn sóng di cư mới, khi mà mức độ di cư từ Cuba đã đạt mức kỷ lục.

Mạng lưới điện của Cuba đã ngừng hoạt động vào ngày 18/10 sau khi một sự cố tại một nhà máy điện ở tỉnh Matanzas phía Tây khiến toàn bộ lưới điện sụp đổ. Kể từ đó, chính phủ nước này đã ban bố tình trạng khẩn cấp khi các công nhân cố gắng khôi phục lại điện.

Vào ngày 20/10, cơ quan năng lượng của hòn đảo cho biết rằng công suất phát điện sẽ tiếp tục tăng trong suốt cả ngày. Tuy nhiên, nhiều khu vực rộng lớn của đất nước vẫn chìm trong bóng tối.

Ông Pinṍn cho biết rằng ngay cả khi hệ thống năng lượng được khôi phục, cũng không có giải pháp ngắn hạn. "Chúng ta sẽ thấy một số sửa chữa nhỏ ở đây và đó trong vài tuần tới. Nhưng chúng ta sẽ sớm quay lại tình trạng này thôi", ông nói.

Cập nhật: 23/10/2024 viettimes
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video