Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta nuốt chửng một con nhện?

Không hề có lý do cho hội chứng sợ nhện (arachnophobia) ở đây: Tiêu hóa một con nhện, thậm chí là một con nhện có nọc độc cũng không thực sự là một điều phải lo lắng. Điều này đã được Christopher Buddle - chuyên gia nghiên cứu về nhện tại Đại học McGill (Canada) khẳng định.


Không phải loài nhện nào cũng nguy hiểm với con người

"Nếu bạn nuốt một con nhện, ngay cả khi nó được cho là có nọc độc thì tôi cũng không nghĩ nó sẽ có phản ứng cắn khi trôi xuống thực quản và điều chắc chắn là, nó cũng không có bất cứ cơ hội nào để .... được cắn khi bị tiêu hóa bởi axit trong dạ dày".

"Không phải loài nhện nào cũng có thể tấn công bạn bằng chất độc - điều này có nghĩa bạn sẽ cảm thấy khó chịu nếu vô tình để chúng chui qua mũi hay ăn phải - nhưng tất cả các con vật này đều có nọc độc đủ để tiêu diệt các con mồi nhỏ", chuyên gia Buddle nói thêm.

Một vài loài nhện nguy hiểm với con người, bao gồm loài nhện góa phụ đen (Black widow spider) và nhện nâu ẩn dật (Brown recluse spider).

Chuyên gia Buddle cũng bổ sung thêm rằng loài nhện có một sợi tơ ở phía sau có khả năng cắn các vật khác, nhưng thực tế động vật thuộc lớp chân đốt chỉ cắn con người khi chúng ở một nơi không được thoải mái, bị đè nén hoặc muốn "gây ngạc nhiên" cho chúng ta như khi bạn đặt chân vào một chiếc giày đã lâu không sử dụng.

Nếu một con nhện ở trong miệng của bạn khi bạn đang ngủ, nó có thể chỉ vô tình bị "lọt" vào đó mà thôi, trừ khi bạn đã "nuốt" quá nhiều rệp khiến loài vật này cảm thấy rằng chúng sẽ có một bữa ăn ngon khi chui vào miệng của bạn!


Một số loài nhện lại được xem là "hung thần" với nọc độc cực mạnh

Tuy nhiên, nếu vô tình nuốt phải một con nhện và nhận ra nó thuộc một trong 7 loài nhện vô cùng nguy hiểm dưới đây thì bạn cần cảnh giác nhé. Một số loài nhện có bản tính hung hăng và chúng sẵn sàng tấn công bất cứ sinh vật nào tiếp cận nếu bị kích động, ngay cả con người. Một nghiên cứu ở Mỹ cũng đã phát hiện ra rằng trong số 3.000 loài nhện thì có khoảng 60 loài được cho là có khả năng gây thương tích (dù ít hay nhiều) cho con người.

1. Nhện lưng đỏ (Latrodectus Hasselti)

Nơi sinh sống: Nhện lưng đỏ sống rải rắc khắp Australia và hiện cũng đã có mặt ở New Zealand, Đông Nam Á, Nhật Bản.

Kích cỡ cơ thể: Con cái 1 centimet, con đực 3 đến 4 millimet.


Nhện lưng đỏ

Theo một nghiên cứu cho thấy, có khoảng 250 người phải sử dụng chất kháng nọc độc để trị các vết cắn do nhện lưng đỏ gây ra hàng năm. Khoảng 80% các vết cắn gây ra ít phản ứng hoặc không đi kèm phản ứng và 20% số còn lại gây đau đớn cho người bị cắn trong khoảng một ngày nhưng không có hậu quả nghiêm trọng. Một số trường hợp đặc biệt hơn có thể xuất hiện các triệu chứng như nhịp tim nhanh, đau đầu, nôn mửa và mất ngủ.

Hiện nay, chưa hề có ca tử vong nào được ghi nhận do bị cắn bởi loài nhện này. Nhện lưng đỏ thường không đi quá xa tổ của chúng và hầu hết các vụ tấn công xảy ra khi con người tiếp xúc trực tiếp với mạng nhện.

2. Nhện mạng phễu Sydney (Atrax Robustus)

Nơi sinh sống: Nhện mạng phễu sống trong vòng bán kính 160 km quanh thành phố Sydney (Australia). Các loài nhện mạng phễu khác cũng có mặt rải rác khắp nước này.

Kích cỡ cơ thể: Con cái 3,5 cm, con đực 2,5 cm.


Nhện mạng phễu Sydney

Các nhà nghiên cứu tại Bảo Tàng Australia cho biết, mặc dù nhện mạng phễu Sidney không gây tử vong cho bất cứ ai từ khi chất kháng nọc độc được sử dụng vào năm 1981 nhưng loài vật này vẫn là "một biểu tượng của nỗi kinh hoàng và niềm đam mê cho những người thích sưu tầm nhện ở Sydney".

Hiện nay, các sợi tơ nhện mạng phễu được sử dụng để làm các thiết bị quang học. Bạn có thể bắt gặp loài vật này ở dưới các tảng đá và khúc gỗ trong rừng, bên trong các đống phân ủ hoặc trong lớp đất dưới nền nhà. Nhện mạng phễu thích không gian ẩm ướt và khu vực tiếp xúc với đất.

3. Nhện cát sáu mắt (Sicarius Hahni)

Nơi sinh sống: Nam Phi.

Kích cỡ cơ thể (bao gồm cả chân): 5 cm.


Nhện cát sáu mắt

Nhện cát sáu mắt là loài nhện rất đặc biệt vì chúng có khả năng ngụy trang, không chỉ vùi mình xuống dưới cát mà ngay cả trên mặt đất, chúng cũng chẳng khác gì cát cả. Chỉ khi nào bạn nhìn thấy những cái chân như càng cua đang chuyển động thì bạn mới thực sự phát hiện ra loài sinh vật này. Nhện cát sáu mắt có một lớp lông có khả năng dính chặt hạt cát nên lúc nào chúng cũng có một lớp cát bao phủ bên ngoài.

Nhện cát sáu mắt hiếm khi cắn người nhưng nọc của chúng cực độc, có khả năng làm chảy máu mao mạch, phá vỡ mô, nội tạng, thậm chí có thể giết chết một con thỏ chỉ trong vài giờ.

4. Nhện góa phụ nâu (Latrodectus Geometricus)

Nơi sinh sống: Nam Mỹ.

Kích cỡ cơ thể (bao gồm cả chân): Con cái 4 cm, con đực 1,25 cm.


Nhện góa phụ nâu

Nhện góa phụ nâu có nọc độc mạnh gấp đôi nhện góa phụ đen. Tuy nhiên, mức độ truyền chất độc cho nạn nhân lại thấp hơn "người anh em" của chúng. Đây là một loài nhiện khá nhút nhát, thường sống ở những nơi hẻo lánh, ít người qua lại như các thùng rác ngoài trời, bên dưới mái hiên nhà, trong hòm thư, trong gara chật chội, dưới ghế ngồi ngoài trời....

5. Nhện nâu ẩn dật (Loxosceles Reclusa)

Nơi sinh sống: Nam Mỹ.

Kích cỡ cơ thể (bao gồm cả chân): Con cái 2,5 cm, con đực 2 cm.


Nhện nâu ẩn dật

Nọc độc của nhện nâu ẩn dật có chứa một loại protein đặc thù hiếm thấy ở nọc độc của các loài động vật khác, có khả năng gây ra các vết bầm tím xung quanh miệng vết cắn và gây nhiễm khuẩn.

Nhện nâu ẩn dật thường sống dưới các khúc gỗ xếp chồng lên nhau, cổng vòm hoặc ở trong các ngăn kéo bàn ghế ít đụng tới. Khi bị loài nhện này cắn, bạn sẽ không cảm nhận được vết cắn mặc dù cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng sau một vài giờ. Trong trường hợp hiếm hoi, nọc độc có thể gây hôn mê, suy thận và các cơn co giật.

6. Nhện góa phụ đen (Latrodectus Mactans)

Nơi sinh sống: Chủ yếu ở Nam Mỹ, một số xuất hiện ở Tây bán cầu.

Kích cỡ cơ thể (bao gồm cả chân): Con cái 4 cm, con đực 1,25 cm.


Nhện góa phụ đen

Nọc độc của nhện góa phụ đen cái mạnh gấp 15 lần nọc độc của rắn đuôi chuông. Nếu bị loài nhện này cắn, cơn đau sẽ nhanh chóng lan tỏa khắp cơ thể kèm theo các triệu chứng như rét, run, nôn mửa, khó thở, mê sảng, liệt nửa người và các cơn co giật.
Theo tính toán, khoảng 5% các trường hợp bị nhện góa phụ đen cắn dẫn tới tử vong

7. Nhện lang thang Brazil (Phoneutria)

Nơi sinh sống: Brazil.

Kích cỡ cơ thể (bao gồm cả chân): 17 cm.


Nhện lang thang Brazil

Nhện lang thang là loài nhện đã được ghi vào sách kỷ lục Guinness với danh hiệu loài nhện độc nhất thế giới. Chúng tấn công dồn dập vào đối phương bằng việc cắn liên tục không ngừng.

Phoneutria Fera là một giống nhện thuộc họ nhện này. Nọc độc của nó có thể phá hủy hệ thần kinh với mức độ "khủng" hơn rất nhiều so với các loài nhện khác.

Cập nhật: 15/07/2024 Nắng Mai - Theo National Geographic
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video