Điều gì sẽ xảy ra nếu tất cả các đám mây đột nhiên biến mất vĩnh viễn?

Các đám mây bao phủ khoảng 70% Trái đất tại bất kỳ thời điểm nào, chúng có vô vàn hình dáng từ mỏng manh đến to phồng. Mây đã là một thứ cực kỳ quen thuộc với chúng ta, nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bỗng nhiên tất cả mây trên Trái đất đều biến mất?

Việc đó có thể ngay lập tức gây sốc cho các phi hành gia trên trạm vũ trụ, nhưng những người đang ở một nơi như sa mạc sẽ không nhận biết ngay rằng mọi thứ trên Trái đất sắp trở nên thực sự tồi tệ.

Trong vòng vài ngày, dấu hiệu cảnh báo đầu tiên sẽ xuất hiện: độ ẩm. Tình hình sẽ còn tệ hơn nếu bạn sống ven biển. Thông thường, sức nóng của mặt trời làm bốc hơi nước, chủ yếu từ đại dương, và hơi nước đó được ngưng tụ thành mây, nhưng nếu Trái đất không còn mây, thì hơi nước đó chỉ có thể lơ lửng trong không khí, tạo ra độ ẩm gần bằng 100%.

Nếu bạn đang trên một chuyến bay, bạn sẽ cảm thấy nhiều rung lắc hơn bình thường. Khi không có lớp mây che chắn Trái đất và phản xạ ánh sáng mặt trời vào không gian, mặt trời sẽ đốt nóng hành tinh của chúng ta nhiều hơn, tạo ra nhiều luồng không khí nóng bốc lên không đồng đều.

Nhưng một chuyến bay kém thoải mái chắc chắn không phải là điều tồi tệ nhất sẽ xảy ra, vì nếu không có mây sẽ dẫn đến không có mưa, tuyết hay thậm chí sương mù nhẹ, và điều đó có nghĩa là không còn cách nào để bổ sung nguồn nước mà chúng ta uống như ao, hồ, sông, suối và các tầng địa chất chứa nước.

Chúng ta chỉ còn cách tận dụng bất kỳ thứ nước nào còn lại và nếu cứ tiếp tục duy trì tốc độ tiêu thụ nước như hiện nay, chúng ta sẽ dùng cạn hết nước ngọt ở sông hồ trong vòng 23 năm.

Vì vậy, để bảo tồn nguồn cung cấp nước ngọt của chúng ta, nhân loại sẽ phải có chiến lược. Chúng ta sẽ cần làm nhiều hơn là chỉ tiết kiệm nước trong tắm rửa, giặt giũ. Nước chúng ta sử dụng trong gia đình và những nơi công cộng chỉ chiếm 21% lượng nước ngọt mà con người sử dụng.

Hai nhu cầu lớn nhất thực sự là nhiệt điện và tưới tiêu cho các trang trại. Các nhà máy điện không chỉ sử dụng hàng tấn nước, những nhà máy chạy bằng nhiên liệu hạt nhân có thể gây ra thảm họa nếu tháp làm mát nước của chúng bị cạn kiệt. Ví dụ như thảm họa hạt nhân Fukushima năm 2011 xảy ra khi một trận động đất làm mất điện các máy bơm nước làm mát.

Và các trang trại sẽ cần nhiều nước hơn nếu không có mưa. Hạn hán vĩnh viễn này sẽ giết chết hàng tấn thảm thực vật và động vật hoang dã khi đất đai khô cằn. Trong vòng vài năm, đất xói mòn có thể tạo ra những cơn bão bụi khổng lồ như Dust Bowl vào những năm 1930.

Trong khi đó, khí hậu Trái đất sẽ khô cằn khi không có mây. Chuyên gia về mây, Chris Fairall, đã đưa ra dự đoán rằng nếu không có mây, nhiệt độ trung bình bề mặt của Trái đất sẽ tăng tới 22 độ C.

Nhiệt độ tăng đột biến này không chỉ phá hủy môi trường sống của hầu hết các loài động thực vật, gây tử vong hàng loạt, nó còn làm tan chảy các chỏm băng ở vùng cực và gây ra lũ lụt lớn cho các thành phố ven biển. Chúng ta có thể phải sống trên những sa mạc vô tận khi nước biển bắt đầu thấm vào mạch nước ngầm quý giá và ngọt ngào.

Nhưng con người rất sáng tạo, chúng ta có thể phát minh ra cách khử muối trong nước đại dương hoặc thu thập tất cả hơi nước từ không khí để tạo ra nguồn nước sử dụng.

Và chúng ta phải tìm cách làm điều đó càng sớm thì càng tốt, bởi vì chúng ta thực sự đang mất dần mây.

Mức độ CO2 chưa từng có cùng với đại dương và bầu khí quyển đang nóng lên đều khiến các đám mây mỏng đi. Việc tốt nhất chúng ta có thể là giảm lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính và cố gắng để không phải sống trong thế giới không mây đáng sợ này.

Cập nhật: 29/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video