Điều gì sẽ xảy ra nếu trời mưa ở mọi ngóc ngách trên Trái đất cùng một lúc trong một năm?

Nếu bạn nghĩ rằng giả thuyết này là điều vô nghĩa thì bạn đã nhầm. Bởi vì việc mưa liên tiếp trong 1 năm trên Trái đất đã thực sự xảy ra vào hơn 200 triệu năm trước. Đó chính là sự kiện Carnian Pluvial, một sự kiện quan trọng thay đổi khí hậu toàn cầu và sự luân chuyển sinh học xảy ra trong kỳ Carnian.

Trái đất từng mưa liên tiếp trong hơn 1 triệu năm

Sự kiện Carnian Plugvial hay còn gọi là giai đoạn Carnian Plugvial xảy ra trong vài triệu năm (khoảng 234-232 triệu năm trước), giữa 2 thời điểm Julian và Tuvalian thuộc giai đoạn Carnian.


Trái đất đã từng xuất hiện mưa rơi liên tiếp trong 1-2 triệu năm. (Ảnh: Baidu)

Giả thuyết về sự kiện này xuất phát từ nhà địa chất pháp y - Alastair Ruffell thuộc trường Đại học Queen's University Belfast, Vương quốc Anh sau khi nghiên cứu về những tảng đá gần ngôi nhà thơ ấu của phát hiện ra sự kỳ lạ. Cụ thể, các trầm tích có từ kỷ Trias ở nơi này hầu hết đều có màu đỏ cam, điều này chứng tỏ khu vực này từng biến thành một vùng đầm lầy ngập nước sau khi trải qua một thời gian khô cằn. Và không rõ vì lý do nào mà một nơi vốn có khí hậu khô cằn đột nhiên chuyển sang ẩm ướt và giữ nguyên tình trạng đó trong hơn 1 triệu năm.

Sự thay đổi này đã khiến Alastair Ruffell tò mò khi lần đầu tiên ông tìm thấy những tảng đá này vào năm 1980. Thế nhưng do quá bận việc nên ông đã tạm gác lại việc đi tìm lời giải cho câu đố này. Mãi tới năm 1987, tình cờ Alastair Ruffell gặp được nhà cổ sinh vật học Michael Simms. Họ đã đưa ra ý kiến rằng sự tuyệt chủng trong kỷ Trias muộn và thời kỳ ẩm ướt bí ẩn có mối liên hệ với nhau.

Và họ đã gọi giai đoạn này là sự kiện Carnian Plugvial. Trong giai đoạn diễn ra sự kiện này, độ ẩm tăng lên rõ rệt trên toàn cầu, làm gián đoạn khí hậu khô cằn của kỷ Trias muộn. Độ ẩm này liên quan tới việc lượng mưa tăng bất ngờ trong thời điểm này.

"Thủ phạm" thực sự đằng sau những việc này là do núi lửa phun trào ở kỷ Trias. Những vụ phun trào này đã gây ra lượng khí thải carbon dioxide khổng trong một thời gian dài. Sau khi núi lửa hoạt động, Trái đất trở nên quá ẩm khiến mây bị đẩy từ biển vào sâu trong đất liền. Trời bắt đầu thực sự đổ mưa trên khắp Trái Đất.


Từ lớp trầm tích tìm thấy, các nhà pháp y địa chất đã phát hiện ra sự kiện Carnian Plugvial. (Ảnh: Baidu)

Ba thập kỷ sau, nhiều nhà khoa học đã xác nhận rằng không chỉ có ở nước Anh mà tại nhiều nơi trên Trái đất đã xảy ra mưa đồng loạt vào giai đoạn Carnian. Điểm đặc biệt của thời kỳ này là Trái đất bước vào giai đoạn mưa kéo dài suốt 1 đến 2 triệu năm sau hàng triệu năm ở trong trạng thái khí hậu khô hạn. Gần như bất kì nơi nào mà các nhà địa chất tìm thấy loại đá có dấu hiệu như kể trên, họ đều xác định được rằng nơi đó đã từng xuất hiện mưa kéo dài trong sự kiện Carnian Plugvial.

Đáng chú ý nhất là sau sự kiện Carnian Plugvial này, Trái đất đã khô ráo trở lại và có một số thay đổi lớn về mặt tiến hoá. Đó chính là sự xuất hiện của nhóm bò sát quý hiếm hay còn gọi là khủng long sơ khai. Và sự kiện cũng đã mở đường cho sự tiến hoá ngoạn mục của khủng long sau này.


Sự kiện này cũng là mốc đánh dấu sự xuất hiện của khủng long sơ khai. (Ảnh: Baidu)

Ngoài khủng long, sự kiện Carnian Plugvial còn để lại sự thay đổi lớn đối với san hô và các loài sinh vật biển. Từ thời điểm này, san hô đã bắt đầu tạo rạn, sinh vật biển đã tiến hoá "hiện đại" và gần hơn với các loài còn sống ngày nay. Thậm chí các nhà khoa học còn cho biết thời kỳ này có thể là thời điểm xuất hiện của những loài động vật có vú đầu tiên trên Trái đất.

Vào tháng 5 năm 2017, các nhà khoa học đã tổ chức một hội nghị đầu tiên về sự kiện Carnian Plugvial tại Viện Nghiên cứu Cao cấp Đức. Và cũng kể từ đây, nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu sâu hơn về sự kiện Carnian Plugvial.

Nếu trời mưa liên tục trong 1 năm sẽ thế nào?

Từ những nhận định về sự kiện Carnian Plugvial, các nhà khoa học đã thực hiện thí nghiệm mưa liên tục trong suốt 1 năm để tìm hiểu xem điều gì sẽ xảy ra nếu Trái đất lại xuất hiện hiện tượng như thời kỳ Carnian. Kết quả của cuộc thí nghiệm đã thu được chia ra thành các giai đoạn như sau:

  • Từ 1 đến 3 tuần: Khi mưa rơi liên tiếp trong nhiều ngày ở mọi ngóc ngách của hành tinh thì lũ lụt sẽ xảy ra, những khu vực có độ cao thấp sẽ bị nhấn chìm. Thời gian mưa càng kéo dài thì diện tích ngập lụt sẽ càng lớn. Thực vật không thể quang hợp, con người và động vật buộc phải di chuyển lên những nơi cao hơn để sống sót.


Nếu mưa liên tiếp trong 1 năm thì Trái đất sẽ rơi vào tình trạng lũ lụt, nhiều diện tích đất liền biến mất. (Ảnh: Baidu)

  • Một tháng: Sau một tháng mưa rơi liên tục, nhiều trạm điện sẽ bị hư hỏng, hệ thống điện và các phương tiện thông tin liên lạc sẽ bị phá hủy, điện lưới cần phải cắt để đảm bảo an toàn.
  • Hai tháng: Nhiều thành phố ven biển trên thế giới sẽ bị nhấn chìm.
  • Năm tháng: Các loại cây trồng sẽ bị chết, nhiều loài động vật không có chỗ sinh sống cũng sẽ rơi vào tình trạng nguy hiểm do chuỗi thức ăn bị đứt gãy.
  • Sáu tháng: Diện tích đất liền trên Trái đất sẽ bị giảm đi 1/3, lũ lụt, sóng thần và động đất lần lượt xảy ra. Loài người có thể sẽ rơi vào nguy cơ tranh chấp để chiếm những vùng đất cao và an toàn.
  • Tám tháng: Diện tích đất liền sẽ tiếp tục giảm, nhiều quốc gia ven biển bắt đầu biến mất.


Cuộc sống của loài người bị đảo lộn, tính mạng cũng bị đe dọa. (Ảnh: Baidu)

  • Mười tháng: Lương thực dự trữ sẽ cạn kiệt, loài người phải giành giật mới có được thức ăn.
  • Mười một tháng: Virus và vi khuẩn có hại sẽ sinh sôi qua các xác chết của loài vật, sinh vật. Dân số loài người bắt đầu suy giảm.
  • Một năm: Một nửa diện tích Trái đất sẽ bị nhấn chìm, mạng sống của loài người cũng rơi vào tình trạng nguy kịch.

Kết quả của nghiên cứu được công bố trên tạp chí Science Advances vào tháng 9/2020.

Cập nhật: 24/08/2024 Tổ Quốc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video