Điều gì tạo nên các vận động viên Olympics giỏi (Phần II)

Vận động viên lớn tuổi

Ở độ tuổi 41, vận động viên Darra Torres 9 lần nhận huy chương Olympics là một trong những vận động viên nữ tham gia Olympics lớn tuổi nhất tại Olympic Games mùa hè năm 2008. Chuyện một vận động viên chuyên nghiệp tham gia tranh tài ở độ tuổi 40 không phải là chưa gặp nhưng hiếm có. Torres – vận động viên bơi nước rút – phải phụ thuộc nhiều vào kỹ thuật cũng như sức mạnh cơ bắp chứ không hẳn là khả năng chịu đựng tình trạng thiếu không khí.

Torres không phải là người đầu tiên tham dự giả ở độ tuổi 40. Carlos Lopes cũng ở tuổi xấp xỉ 40 khi anh chiến thắng cuộc thi maraton tại Olympics năm 1984. Jack Foster người New Zealand cũng ở độ tuổi 40 nhưng cũng đạt thứ hạng cao trong cuộc thi maraton năm 1972 và Olympic Games năm 1976.

Tại sao một số vận động viên vẫn tiếp tục tranh tài ở độ tuổi cuối 30, đầu 40?

Tiến sĩ Joyner cho biết: “VO2 max thường bắt đầu giảm ở độ tuổi 30, nhưng các vận động viên được đào tạo với mức độ cao có thể trì hoãn giai đoạn suy giảm này cho đến khi họ ở cuối độ tuôi 30 hoặc thậm chí đến những năm đầu tuổi 40. Người ít hoạt động trung bình mất khoảng 10% mỗi thập kỉ bắt đầu từ tuổi 30, nhưng với những người có khả năng duy trì chế độ tập luyện hà khắc ở tuổi 40 hay 50 thì chỉ mất khoảng 5%, cơ bản là phụ thuộc vào việc họ có thể duy trì chế độ tập luyện cực nhọc hay không”.

“Vận động viên lớn tuổi cần phải định nghĩa lại về việc lão hóa bình thường là như thế nào và việc các vận động viên tuổi trung niên hay cao tuổi hơn có thể làm được những gì”.

Văn hóa chứ không phải di truyền

Tiến sĩ Joyner cho biết: “Không ai có thể trở thành vận động viên lớn nếu không tập luyện căng thẳng trong thời gian dài. Khi các nhà khoa học tìm kiếm các gen và các nhân tố quyết định đến hiệu quả, cái họ thu được chỉ là con số 0. Họ không hề phát hiện ra một gen quan trọng nào nói rằng gen này quy định tình trạng dành giải quán quân hay mang tiềm năng dành giải của một người nào đó”.

Rất khó có thể phát hiện ra doping nếu sử dụng với liều thấp. (Ảnh: bicycle.net)

"Thể thao là các hành vi phức tạp đối với các nhà sinh học. Nhiều gen đóng góp vào khả năng thể hiện, nhưng một người không thể có sự kết hợp hoàn hảo của tất cả các gen để đạt tới đỉnh điểm cạnh tranh tự nhiên”.


Tiến sĩ Joyner nói: “Sẽ là nhầm lẫn nếu nói rằng chuyện người Kenya hay Ethiopia có ưu thế trong các cuộc thi chạy đường dài là do di truyền. Thực ra có những thời kì mà các nước khác chiếm ưu thế nhiều hơn trong môn thể thao này. Trước Thế chiến thứ I, người Phần Lan trội hơn hắn. Sau Thế chiến thứ II đến các vận động viên Đông Âu. Họ cũng có ưu thế trội hơn so với người Kenya hiện nay”.

Tiến sĩ Joyner muốn nói đến ảnh hưởng văn hóa trong thể thao. “Tôi cho rằng điều mà những người Kenya hay Ethiopia cho thấy chính là giá trị của chế độ tập luyện trên cao. Về mặt tự nhiên họ lúc nào cũng nhanh nhẹn suốt cả cuộc đời; họ sống ở độ cao lớn, họ chạy đến trường học rồi lại chạy về nhà, họ chơi bóng đá sau giờ học – tất cả các hoạt động đều được thực hiện ở độ cao 6.000 đến 8.000 phút. Ở đó không có nhiều hỗ trợ về kinh tế, nên họ phải có sự động viên khích lệ cực lớn để chạy và rèn luyện với cường độ cao”.

“Điều mà người Kenya thêm vào chính là tập luyện trên cao, tập luyện hà khắc và số lượng đông đảo những người tích cực có động cơ thúc đẩy trong khi đó các thông số sinh lý của họ lại không khác với mọi người là mấy. Tôi cho rằng chúng ta có thể đưa ra lập luận tương tự với các vận động viên Đông Âu sau Thế chiến thứ II. Nếu bạn là một vận động viên khá giỏi, chính phủ cũng như gia đình bạn sẽ đề nghị cũng như khuyến khích bạn tập luyện trong khung cảnh tương tự”.

Doping

“Một trong số những điều đáng buồn trong thể thao trong vòng 30, 40 năm trở lại đây là cuộc chạy đua về dược lý hay chính là doping”.

Để có được các xét nghiệm đáng tin về hợp chất phi pháp này rất khó. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy rất khó có thể xét nghiệm steroid và erythropoietin (EPO) – một loại hoocmon kích thích quá trình sản xuất hồng cầu – trên người. Ví dụ như đối với xét nghiệm EPO, xét nghiệm sẽ không hiệu quả trừ phi tiến hành trong thời gian ngắn sau khi sử dụng EPO. EPO không tồn tại lâu trong cơ thể. Nhưng công dụng của nó có thể kéo dài đến vài tháng.

Một nghiên cứu cho thấy rất khó có thể phát hiện vận động viên có sử dụng một số loại steroid bằng xét nghiệm nước tiểu đối với một vài nhóm dân tộc.

Tiến sĩ Joyner cho biết: “Các nhà nghiên cứu mới đây đã bắt tay vào kiểm tra các xét nghiệm đồng thời đặt ra các câu hỏi nghi vấn về độ chính xác của các xét nghiệm đang được sử dụng. Họ đã chứng minh được rằng nếu không thực hiện xét nghiệm nhanh chóng sau khi sử dụng thuốc thì rất khó để phát hiện, đặc biệt là khi vận động viên sử dụng EPO với liều thấp”.

Điều quan trọng nhất là luôn luôn vận động

“Hãy nhớ rằng mặc dù xem các môn thể thao rất thú vị và chúng ta luôn luôn bị lôi cuốn vào chiếc TV để xem Olympics, nhưng điều thực sự quan trọng là cần phải ra ngoài và vận động. 150 phút vận động thể chất mỗi tuần là liều thuốc cực kì công hiệu mà bất cứ ai cũng có thể tự kê đơn cho mình. Do dù mức độ sung sức của bạn có thể nào, ngay cả khi chỉ cần đi bộ, bạn hãy cố gắng hoạt động thể chất vì đó là một cách để khỏe mạnh hơn khi về già cũng như để tận hưởng cuộc sống nhiều hơn”, tiến sĩ Joyner kết luận.

Điều gì tạo nên các vận động viên Olympics giỏi (Phần I)

Doping máu là gì?

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video