Điều ít ai biết về ngan cánh trắng rất hiếm ở Việt Nam

Ngan cánh trắng có tên khoa học là Cairina scutulata. Đây là loài ngan đã được đánh giá là nguy cấp trong Sách đỏ IUCN về các loài đang bị đe dọa, nay chỉ còn thấy có tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ.


Thức ăn chủ yếu của ngan cánh trắng là hạt và côn trùng, giun, cá nhỏ, đôi khi cả nhái.

Ngan cánh trắng đực có bộ lông có màu đen nhạt, phần đầu và phần cổ trên trắng. Mỏ và cánh trên có màu vàng đến màu cam. Mắt nâu đỏ hay đỏ thẫm. Trong khi đó, ngan cánh trắng cái có kích thước nhỏ hơn con đực, mắt màu nâu.

Ngan cánh trắng cái đẻ trứng trong hốc cây to già. Đến mùa sinh sản, ngan sống thành đôi hoặc gia đình. Trên thế giới, ngan cánh trắng có ở Đông Ấn Độ, Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia.

Ở Việt Nam, ngan cánh trắng trước đây có ở khắp cả nước nhưng nay chỉ còn thấy có tại Vườn quốc gia Cát Tiên và Khu bảo tồn thiên nhiên Kẻ Gỗ. Ngan cánh trắng thường sống ở rừng đầm lầy nước ngọt hoặc rừng ven sông suối, các vùng đất ngập nước. Ban ngày chúng ở trong rừng, ban đêm mới ra đầm lầy hoặc suối để kiếm ăn

Cập nhật: 11/03/2019 Theo kienthuc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video