Có bề ngoài gần giống với cua mặt trăng tuy nhiên, cua mặt quỷ chứa các độc tố cực kì nguy hiểm có thể gây tử vong nếu ăn phải dù chỉ một muỗng cà phê thịt cua này.
Cua mặt quỷ.
Cua mặt quỷ là một trong những loài cua có độc sinh sống ở vùng biển nước ta. Loài cua này được tìm thấy ở các vùng biển từ Đà Nẵng đến Vũng Tàu. Cua mặt quỷ thường ẩn mình ở các rạn cạn, vùng triều thấp. Chúng có màu gần với màu san hô nên khó để nhận diện.
Theo thông tin từ Viện Hải dương học Nha Trang, cua mặt quỷ có phần vỏ ngực rộng nhất khoảng gần 90 mm, dài khoảng 55 mm, kích thước cua nhỏ gọn trong lòng bàn tay. Trên mai của có nhiều u lồi dẹt và màu sắc bắt mắt không giống các loài cua biển thực phẩm.
Cua mặt quỷ sống có màu xanh da trời pha xanh lá cây với những nốt màu trắng, nâu và vàng. Phần chân và càng cua này có màu nâu đen.
Trong thịt, trứng, đặc biệt ở 2 càng của cua mặt quỷ có chứa các chất độc Saxitonin, Neurotoxin và Tetrodotoxin - tương tự như chất độc có trong cá nóc. Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô. Các chất này gây tê liệt hệ thần kinh, ức chế hô hấp, có thể gây tử vong trong thời gian ngắn sau khi ăn, dù chỉ 1 lượng rất nhỏ.
Điều đáng nói là cho đến nay vẫn chưa có thuốc giải độc cho độc tố Saxitonin có trong cua mặt quỷ. Ngoài ra, trong cua mặt quỷ còn chứa một số chất độc thần kinh khác như neurotoxin, tetrodotoxin.
Chất độc của cua mặt quỷ hình thành do nguồn thức ăn chính là các loại tảo trong rạn san hô.
Người ăn phải thực phẩm chứa độc tố Tetrodotoxin, sau 5 phút đến 3-4 giờ mới xuất hiện cảm giác:
Theo các chuyên gia của Viện hải dương học Nha Trang: