Đố bạn biết các phi hành gia "đi nặng" ngoài vũ trụ như thế nào?

Cách phi hành gia đi đại tiện ngoài không gian

Đi vệ sinh ngoài không gian hóa ra lại là một vấn đề thách thức ngành công nghiệp vũ trụ.

Gemini 5 là tàu vũ trị có hành trình dài thực sự đầu tiên của Mỹ. Vào tháng 8 năm 1965, Gordon Cooper và Pete Conrad đã dành 8 ngày trong quỹ đạo thử nghiệm các vấn đề liên quan đến nhiên liệu của con tàu này để đảm bảo công nghệ có thể đáp ứng được với một chuyến bay tới Mặt Trăng. Trong suốt chuyến đi này, hai phi hành gia có tổng cộng 4 lần “đi nặng”. Lúc bấy giờ, trải nghiệm đi vệ sinh trong không gian thực sự… không có tốt đẹp.

Xử lý chất thải không phải là một vấn đề được quan tâm trọng yếu khi kỉ nguyên chinh phục không gian bắt đầu. Mãi cho đến khi tàu Redstone bay vào không gian và ngày 5 tháng 5 năm 1961, phi hành gia Al Shepard đã phải tè ra quần. Hành trình này theo đó được lên kế hoạch chỉ kéo dài 15 phút, vì vậy, tất cả mọi người đều mặc định các vấn đề liên quan đến vệ sinh đều không cần thế.


Phi hành gia Al Shepard trong bộ đồ Freedom 7. (Ảnh: Wired).

Thế nhưng có một điều dường như NASA đã quên là Al Shepard đã bị nhốt trong bộ đồ phi hành gia Freedom 7 của mình trong nhiều giờ trước chuyến bay. Không có “hệ thống vệ sinh” nào bên trong bộ đồ và không có cách nào để anh chui ra khỏi bộ đồ phi hành gia mà không bất thời gian, Shepard đã buộc phải tè trong bộ đồ của mình. Chất thải tồn tại cho đến khi hệ thống làm mát làm nó bay hơi.

Sau Freedom 7, hệ thống “tiếp nhận nước tiểu” bắt đầu được cải thiện. Theo đó, phi hành gia có thể sử dụng một chiếc túi đơn giản để đựng chất thải. Là chất lỏng nên nó có thể dễ dàng được vứt bỏ ở bên cạnh của tàu vũ trụ. Thế nhưng chất thải “đi nặng” lại là một vấn đề khác.

Hành trình Gemini là hành trình dài đầu tiên mà các phi hành gia có thể phát sinh nhu cầu “đi nặng” mặc dù chế độ ăn đã được thiết kế để giảm số đa số lần “đi nặng”. Một thiết bị chứa chất thải “đi nặng” là cách giải quyết cho vấn đề này. Nó là một chiếc túi hình trụ có chiều dài cỡ 20 cm, mở một đầu có chất dính. Chiếc túi này có một bộ phận lau và chứa chất khử vi khuẩn và trung hòa mùi. Không thể vứt bỏ chất thải cứng, các phi hành gia phải giữ chiếc túi này trong suốt hành trình.


Dụng cụ hỗ trợ “đi nặng” trên tàu Apollo. (Ảnh: WIRED).

Việc “đi nặng” ngoài không giản cũng khó ở chỗ trọng lực khiến việc tách chất thải ra khỏi người “tạo ra” chất thải này không hề dễ. Theo đó, ngoài không gian, mọi thứ đều rơi ở một tốc độ như nhau. Vì thế, thay vì tách ra khỏi cơ thể dễ dàng như trên Trái đất, chất thải khi đi nặng ngoài vũ trụ không thể làm điều này. Vì thế, chiếc túi chưa chất thái nói trên còn có một dùng cụ cho phép các nhà du hành tách chất thải ra khỏi cơ thể một cách thủ công.

Chưa dừng lại ở đây, với không gian chật chội trong những con tàu vũ trụ, việc “đi nặng” cũng là một vấn đề nan giải khi chẳng có bất kì một sự riêng tư nào. Trên tàu Apollo, phi hành gia cần “đi nặng” sẽ đứng vào một góc trong khi những người còn lại đứng ra xa nhất có thể. Việc “đi nặng” đòi hỏi việc khỏa thân hoàn toàn bởi sự khan hiếm về nước khiến việc đồ dính chất thải là một bất tiện lớn. Tất tần tật quá trình “đi nặng” vì thế có thể kéo dài một giờ đồng hồ.


Chiếc bỉm đặc biệt của phi hành gia. (Ảnh: WIRED).

Cũng có nhiều hành trình việc cởi bỏ bộ đồ phi hành gia là không thể, các phi hành gia sẽ có một chiếc “bỉm” đặc biệt để giải quyết các nhu cầu đặc biệt. Dù vậy, các phi hành gia được cho là luôn muốn hạn chế điều hành nhiều nhất có thể.

Giờ thì bạn đã thấy chỉ riêng việc đi vệ sinh trong vũ trụ cũng “khổ” như thế nào rồi phải không?

Cập nhật: 05/07/2021 Theo Saostar
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video