Đồ nhựa có thể gây rối loạn hormone, làm sao để phòng tránh?

Nhiều tranh cãi về việc nên hay không nên dùng sau khi câu chuyện đồ nhựa gây rối loạn hormone bắt đầu nóng trở lại.

Sử dụng đồ nhựa có thể gây rối loạn hormone

Nghiên cứu thuộc trường đại học King's College, London (Anh) mới đây cho thấy, hạt vi nhựa (sản phẩm có trong những loại đồ nhựa nói chung) đi vào cơ thể có thể gây căng thẳng cho hệ thống miễn dịch. Từ đó gây ảnh hưởng đến hormone cũng như chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ.

Nguyên nhân chủ yếu khiến hạt vi nhựa trở nên cực kỳ nguy hiểm là BPA. Đây là hợp chất được sử dụng trong sản xuất nhựa, gây u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, ung thư vú, ung thư cổ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang...

Nhiều năm trước, nghiên cứu do Đại học Cincinnati (UC, Mỹ) cũng cho thấy, hóa chất được sử dụng để chế tạo nhựa cứng - bisphenol A (BPA) - là nguy cơ gây ra hội chứng chuyển hóa và các hậu quả không tốt cho sức khỏe. BPA có trong hầu hết các sản phẩm đóng hộp và chai nhựa đã được chứng minh là có khả năng gây rối loạn hormone và tác động tiêu cực đến khả năng sinh sản.

TS Kristi Pullen Fedinick (nhà khoa học của Hội đồng Bảo vệ Tài nguyên Thiên nhiên - NRDC, Mỹ) cho biết thêm, các hóa chất tổng hợp trong các sản phẩm như nhựa và nước hoa có thể cản trở hoặc phá vỡ hoạt động của hormone. Chúng ta tiếp xúc với những hóa chất này hàng ngày và cực dễ bị tổn thương vì đồ nhựa nói chung có tác động rất nhanh trong tử cung. Ngay từ khi bạn còn đang trong tuổi thơ ấu.

Đáng nói, không chỉ người sử dụng đồ nhựa mà cả những người sản xuất hay xử lý các chất thải nhựa đều có thể gặp nguy hiểm. Nguyên nhân bởi các hạt nhựa siêu nhỏ và nano có thể xâm nhập vào cơ thể con người qua đường tiêu hóa, hít thở và hấp thụ qua da.

Chúng không chỉ gây rối loạn hormone mà còn là nguyên nhân gây ung thư, dị tật bẩm sinh. Đó là lý do những người sống gần nhà máy sản xuất nhựa hay xử lý rác thải nhựa, có tỷ lệ mắc một số bệnh ung thư máu cao hơn, đặc biệt là ung thư hạch bạch huyết.

Để bảo vệ bản thân cũng như môi trường sống: Nên bỏ hẳn đồ nhựa?

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) cho biết: "Việc nên tiếp tục hay ngừng hẳn đồ nhựa luôn có những tranh cãi. Nếu quay trở lại thời gian ngày xưa, chúng ta sẽ thấy ông bà tổ tiên vẫn đựng thực phẩm bằng chất liệu sành, sứ rất tốt nhưng lại nặng nề, không tiện lợi trong cuộc sống và giá thành tương đối cao so với đồ nhựa".

Theo chuyên gia, việc sản xuất đồ nhựa ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày là một bước tiến của công nghệ, đảm bảo độ tiện lợi. "Đồ nhựa nói chung cũng có nhiều nguy cơ, còn chuyện nguy cơ đến đâu, rồi đựng bằng vật liệu có nguồn gốc sinh học mới là lựa chọn hoàn hảo thì đến bây giờ vẫn là vấn đề đang còn tranh cãi", chuyên gia cho biết.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh nhận định, theo ông, cách tốt nhất là giảm dùng đồ nhựa để bảo vệ bản thân cũng như môi trường sống. Ông khuyên người tiêu dùng hãy dùng đồ nhựa một cách thông minh. Cái gì tái chế được thì tái chế. Loại nhựa dùng một lần thì dùng xong phải vứt bỏ. Tuyệt đối không dùng lại những lần sau vì nguy cơ hạt vi nhựa đi vào cơ thể rất khó tránh.

Ví dụ, những loại cốc nhựa dùng một lần để ăn cháo, ăn chè hay hộp đựng cơm trưa mà dân văn phòng, sinh viên... hay mua ngoài hàng cơm thì dùng xong phải vứt bỏ ngay. Nếu là những loại chai nhựa dùng vài ba lần để uống nước lọc cũng không vấn đề gì cả (sau vài lần dùng cũng nên vứt bỏ). Nhưng nếu đó là chai đựng dầu, sữa… nói chung là loại chai nhựa chứa chất béo thì sẽ có khả năng hòa tan vào nước những chất khác, chất nhựa có cơ hội thôi nhiễm ra, gây ảnh hưởng sức khỏe con người. Trong trường hợp này tốt nhất nên tránh, không tự ý tái sử dụng.

Ngoài ra, trong cuộc sống hàng ngày, người dân cũng nên chú ý duy trì các thói quen lành mạnh.

Ví dụ như rửa tay thường xuyên trong ngày, trước khi ăn sẽ rửa trôi đáng kể cặn hóa chất xuống cống. Trong nhà cần dọn dẹp sạch sẽ, thường xuyên hút bụi. Nếu có thói quen đựng thức ăn bằng hộp nhựa hãy thử chuyển sang hộp thủy tinh, thép không gỉ, không quay hộp nhựa trong lò vi sóng. Không dùng sản phẩm đóng hộp vì nguy cơ được lót BPA rất cao, thay vào đó là sản phẩm đóng trong lon. Ăn thực phẩm càng nguyên bản càng tốt. Uống nước bằng ly thủy tinh...

Chuyên gia khuyên rằng để đảm bảo an toàn, bạn nên mua các món đồ nhựa của các nhãn hiệu uy tín, có chứng nhận của cơ quan kiểm định nếu muốn đựng thực phẩm. Hãy chọn những đồ nhựa có độ trong, bóng cao, bề mặt không bị nhám hoặc xước.

Bạn có thể kiểm tra chất liệu nhựa dưới đáy sản phẩm:


Tốt nhất là mua các loại nhựa có ký hiệu PET (Polyethylene Terephthalate), HDPE (High-Density Polyethylene), LDPE (Low-Density Polyethylene) và PP (Polypropylene). Không tái sử dụng các loại nhựa sử dụng 1 lần như chai nước, ống hút, cốc cà phê…

Cập nhật: 11/04/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video