Độc đáo "thư viện sách" trên lưng lạc đà

Mong muốn giải cơn khát sách cho những trẻ em vùng xa, vùng khó khăn, Raheema Jalal - một nữ hiệu trưởng trường trung học đã thành lập dự án thư viện lạc đà từ tháng 8 năm 2020. Dự án này còn có sự hợp tác từ Tổ chức Giáo dục Nữ giới và Hội thư viện trên xe buýt. Hai tổ chức thực hiện nhiều dự án thư viện cho trẻ em tại Pakistan trong 38 năm qua.


Thư viện sách trên lưng lạc đà.

Mỗi tuần 3 lần, lạc đà Roshan mang sách đến 4 ngôi làng thuộc quận Kech và ở lại mỗi nơi khoảng 2 giờ đồng hồ. Lạc đà Roshan chở theo đủ loại sách từ truyện, kiến thức khoa học, sách giáo khoa. Lũ trẻ có thể đọc tại chỗ hoặc mượn sách về nhà và trả lại ở lần ghé tiếp theo. Murad Ali, chủ lạc đà Roshan cũng là người mang sách đến các ngôi làng cho biết: "Ông rất ngạc nhiên khi mới nghe về dự án thư viện lạc đà nhưng cũng cho rằng đây là cách di chuyển tốt nhất. Ông dần tận hưởng những chuyến đi và vui vì nhìn thấy những đứa bé có sách để đọc". 

Ngoài ra tiền thù lao công việc này cũng không kém gì khi vận chuyển những loại hàng hóa khác bằng lạc đà. Hiện tại những người sáng lập dự án mong muốn có thêm nguồn tài trợ để mở rộng phạm vi của thư viện lạc đà tới nhiều nơi hơn nữa, ngoài cho mượn còn có thể tặng sách cho các em.


Các em nhỏ háo hức vui mừng khi bà Jalal cùng thư viện sách trên lưng lạc đà đến làng. (Ảnh Reuters)

Bà Raheema Jalal, hiệu trưởng trường nữ sinh Zubeda Jalai, người đồng sáng lập thư viện trên lưng lạc đà cho biết, bà bắt đầu ý tưởng này vì muốn những trẻ em ở vùng quê nghèo của bà tiếp tục được học chữ. "Bọn trẻ không thể tới trường vào ban ngày, rồi lại trả tiền để học thêm vào buổi tối. Nhưng với thư viện di động này, các em có thể bổ sung kiến thức hoàn toàn miễn phí, ngoài ra khi đọc sách các em sẽ bớt thời gian vào những trò chơi có hại. Các em sẽ thu được những kiến thức bổ ích cho tương lai".


Trẻ em ra chào đón lạc đà Roshan. (Ảnh Reuters).

Theo bà Raheema Jalal, với nguồn kinh phí hoạt động khoảng 117 đô-la Mỹ/tháng (hơn 2,5 triệu VND), dự án "thư viện lạc đà" của bà hy vọng sẽ có thêm nhiều cuốn sách để lạc đà có thể mở rộng việc chở sách đến ít nhất 40 ngôi làng. "Hiện tại chúng tôi đang duy trì thư viện với mức chi phí khoảng 117 USD mỗi tháng. Nếu có thêm các nhà tài trợ, có thêm sách, chúng tôi mong muốn sẽ nhân rộng mô hình này tới nhiều nơi hẻo lánh hơn nữa. Hiện nay thư viện lạc đà chỉ hoạt động ở khu vực Mand. Với phản ứng tích cực của bọn trẻ, chúng tôi sẽ cố gắng mở rộng thư viện này".


Nhiều em nhỏ ở Balochistan rất khát khao được đọc sách. (Ảnh Reuters).

Balochistan - tỉnh lớn nhất của Pakistan là một vùng núi và sa mạc khô cằn ở phía Tây Nam của đất nước, với dân số là hơn 12,3 triệu người. Đây cũng là tỉnh nghèo nhất của nước này và chỉ có 40% tỷ lệ người biết chữ - thấp nhất cả nước. Khoảng 62% trẻ em trong độ tuổi từ 5 đến 16 ở các cùng nông thôn của Balochistan không được đi học. Hai người đồng sáng lập dự án "Thư viện trên lưng lạc đà" đang tìm kiếm nguồn tài trợ với hy vọng thư viện lạc đà sẽ đến được nhiều ngôi làng hơn, cho mượn hoặc tặng sách cho nhiều trẻ em hơn.

Cập nhật: 09/07/2023 PNVN
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video