Dơi im lặng khi bay theo nhóm

Chúng ta vẫn biết rằng dơi tạo ra một chiếc vợt tinh quái giúp chúng định hướng trong không gian. Nhưng hóa ra chúng đã vỗ cánh trong môi trường khá tĩnh lặng khi bay theo đàn.

Một nghiên cứu mới cho thấy dù chỉ trong khoảng một phần triệu của giây nhưng những con dơi đã lần lượt im lặng để lắng nghe con đầu đàn đồng thời tránh nhầm lẫn do có quá nhiều tín hiệu cùng một lúc.

Hệ thống định vị âm thanh

Dơi định hướng thông qua quá trình giống hệ thống định vị xôna được gọi là quá trình định vị bằng tiếng vang, trong đó chúng phát ra các tiếng gọi có tần số cao rồi đo khoảng cách đến các vật thể xung quang bằng thời gian mà âm thanh vọng lại.

Các nhà khoa học băn khoăn không biết liệu phương thức tính toán chính xác này có bị loại bỏ khi dơi trong đàn cùng tạo ra âm thanh hay không, do rất khó để những con dơi phân biệt được âm vọng lại từ chính âm thanh mà chúng phát ra trong số các âm vọng của những con dơi khác.

Vì thế Chen Chiu, Wei Xian và Cynthia Moss thuộc Đại học Maryland đã thu âm thanh mà các cặp dơi phát ra khi chúng bay trong phòng thí nghiệm. Họ phát hiện trong khoảng 76% thời gian ít nhất có một con im lặng với thời lượng 0,2 giây.

Moss cho biết: “Nghe có vẻ không được lâu đối với chúng ta. Nhưng ở góc độ của loài dơi, 0,2 giây đã là dài. Chúng phát ra các âm thanh với quãng ngắt khoảng 0,02 đến 0,05 giây”.

Quãng ngắt im lặng trở nên thường xuyên hơn khi các con dơi bay gần nhau hơn cũng như mức độ tương tự của những âm thanh mà chúng phát ra.

Những kẻ biết bay lén lút

Theo Moss, các nhà khoa học không thể chắc chắn khoảng thời gian im lặng của dơi có phải là để tránh nhầm lẫn rồi bay nhầm vào vật thể hay không, nhưng đây có vẻ như là một kết luận hợp lý.

Dơi dựa vào trí nhớ không gian để định hướng. (Ảnh: Jessica Nelson)

Trả lời LiveScience, Moss nói: “Đó là một giả thuyết hợp lý. Có thể chúng đang chơi trò ú tim với nhau, chúng thể hiện một số hoạt động lén lút. Hoặc có lẽ chúng đang cố tiết kiệm năng lượng. Nhưng dường như lý do quan trọng nhất chính là để giảm thiếu tối đa hiện tượng nhiễu âm thanh. Điều này khiến chúng im lặng nhiều hơn khi tín hiệu tương đồng nhau hơn”.

Do phương pháp định vị bằng âm thanh của dơi rất chính xác, nên rõ ràng tín hiệu cạnh tranh từ con dơi bay bên cạnh có thể làm hỏng tính toán của một con khác. Ví dụ, nếu con dơi nhầm lẫn âm thanh vọng lại của con dơi khác thành của nó mặc dù âm thành này phát ra sớm hơn một chút, nó sẽ nghĩ là vật thể mà âm thanh nhầm lẫn dội lại nằm ở vị trí gần hơn vị trí thực. 

Moss nói: “Chúng tôi nghĩ rằng chúng có thể sử dụng âm thanh và tiếng vọng của các con cùng đàn để định vị khái quát, nhưng đối với hoạt động định vị cực kì chính xác cần thiết để bắt được côn trùng, những con dơi cần phải biết chúng đang ở đâu khi phát ra âm thanh”.

Các nhà nghiên cứu đã giải trình phát hiện của mình trên số ra ngày 25 tháng 8 trên tờ Proceedings of the National Academy of Sciences. Nghiên cứu được Quỹ khoa học quốc gia, Viện sức khỏe quốc gia, học bổng luận văn William Hodos và Ann G. Wiley tài trợ.

Điều khiển giao thông hàng không

Nếu phương pháp im lặng của dơi thực sự là một biện pháp điều khiển giao thông hàng không thì nó có thể giải đáp được câu hỏi làm day dứt các nhà nghiên cứu dơi.

Moss nói: “Dơi ngủ theo bầy đàn, và chúng bay ra cũng theo bầy đàn san sát nhau. Do đó rất nhiều người đã tự hỏi bằng cách nào chúng có thể bay ra đông như thế mà không bị nhầm lẫn. Có lẽ trong tình huống như vậy, chỉ có một số con dơi thực sự phát ra âm thanh còn những con khác lắng nghe các âm thanh đó”.

Tập tính của loài dơi biến đổi tùy từng loài nên các nhà khoa học mong muốn tìm hiểu xem có loài dơi nào khác kiềm chế phát ra âm thanh theo con đường tương tự như loài dơi nâu lớn Eptesicus fuscus mà họ nghiên cứu hay không.

Các nhà nghiên cứu cũng muốn biết bằng cách nào mà những con dơi quyết định được con nào sẽ phát ra âm thanh cũng như thứ tự im lặng để lắng nghe của chúng.

Moss cho biết: “Chúng tôi vẫn chưa hiểu điều này. Thường thì đó là con dơi bay cuối. Các con trong đàn dễ dàng lắng nghe âm thanh hơn khi con phát ra tiếng bay ở đằng sau. Có nhiều điều chúng tôi vẫn chưa biết nhưng đây là bước quan trọng đầu tiên để hiểu được mối quan hệ tương tác của những con dơi trong đàn”.

Trà Mi (Theo LiveScience)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video