Động vật kí sinh di cư báo hiệu khí hậu thay đổi

Một loài kí sinh phù hợp với điều kiện khí hậu ấm áp lần đầu tiên được phát hiện tại Scotland hiện là bằng chứng hỗ trợ cho các giả thuyết về biến đổi khí hậu.

Nhân viên thuộc Trường bác sỹ thú y, đại học Glasgow đã nhận diện loài kí sinh Angiostronglyus vasorum - được biết đến với cái tên “giun tim Pháp” - sống trong cơ thể một chú chó được đưa đến Bệnh viện dành cho các loại thú nhỏ. Người ta cho rằng loài kí sinh này - thường được phát hiện thấy ở tây nam nước Anh - có thể đang tiến hành di cư về phía bắc do nhiệt độ tăng lên.

Bác sĩ thú y Jenny Helm thuộc Bệnh viện dành cho các loài thú nhỏ đồng thời là người đã chữa trị cho chú chó nói trên cho biết: “Chú chó giống Weimaraner một năm tuổi được đưa đến bệnh viện đang mắc chứng chảy máu mắt và da. Khi chúng tôi xác nhận chẩn đoán, chúng tôi có thể chữa trị cho nó bằng một loài giun đặc biệt. Hiện nay chú chó đã hồi phục hoàn toàn”.

“Tuy nhiên người chủ của chú chó cũng như các bác sĩ phẫu thuật thú y cũng cảnh giác cao độ rằng loài kí sinh nói trên đã đặt chân đến Scotland. Nó gây ra nhiều bệnh nghiêm trọng cũng như các ca tử vong mà đến tận bây giờ người ta vẫn chưa hiểu được. Nếu chủ nhân của những chú chó chẳng may bị nhiễm loài ký sinh thì tốt hơn hết là nên đến gặp bác sỹ thú y ở địa phương ngay lập tức”.

Biểu hiện lâm sàng cho thấy động vật có thể đã mắc giun tim Pháp là: ho, khó thở, kèm theo các hiện tượng chảy máu không rõ nguyên nhân, bao gồm thâm tím tự phát hay chảy máu mắt.

Mặc dù con vật đã bị nhiễm loài ký sinh vẫn có thể được điều trị nhanh chóng. Vận động hướng lên phía bắc của nó có thể chính là dấu hiệu của những vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến thay đổi khí hậu. Nhiệt độ trung bình ở Glasgow đã tăng lên, các vùng còn lại của Vương Quốc Anh cũng thế. Hiện tượng này làm phát sinh số lượng lớn các loài sên trần và ốc sên. Vòng đời của giun tim Pháp bao gồm giai đoạn phát triển trong cơ thể sên trần hay ốc sên. Phần lớn những con chó đã nuốt phải con sên mang vật ký sinh hoặc ăn cỏ có chứa nhớt của con sên trên đó.

Giáo sư John Gilleard thuộc Khoa thú y của trường đại học đã xác nhận chẩn đoán. Ông cho biết: “Chúng tôi phát hiện ký sinh trùng trong phân, sau khi tiến hành một số xét nghiệm PCR chuyên biệt để xác nhận nguyên nhân là giun tim Pháp ký sinh. Chú chó bị bệnh chưa rời khỏi Glasgow bao giờ nên chắc chắn nó đã tiếp xúc với loài kí sinh ở đó”.

Trà Mi (Theo Physorg)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video