Đứa trẻ sinh ra bởi 3 cha mẹ sắp chào đời tại Anh

Trung tâm Hỗ trợ sinh sản Newcastle (Anh) đã được phê duyệt để tạo ra những đứa trẻ mang DNA của 3 cha mẹ.

Kỹ thuật này nhằm sử dụng DNA của một người khỏe mạnh "vá lỗi" DNA của cha hoặc mẹ đứa bé, từ đó loại bỏ các bệnh lý, dị tật bẩm sinh nghiêm trọng. Nghiên cứu từng gây tranh cãi nhiều khi được công bố cách đây vài năm.

Một số chuyên gia cho rằng nó không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức cũng như dẫn đến nguy cơ bị lợi dụng để tạo ra những đứa trẻ hoàn hảo.


Trung tâm Hỗ trợ sinh sản New Castle đã được chính quyền Anh quốc phê duyệt để thực hiện thủ thuật tạo ra đứa bé thụ tinh trong ống nghiệm mang DNA của 3 người cha mẹ - (ảnh: THE GUARDIAN).

Những người đầu tiên gặp may mắn khi ngành y tế Anh "bật đèn xanh" cho thủ thuật này là 2 cặp vợ chồng trong đó người vợ sở hữu đột biến gen có thể gây ra hội chứng Merrf ở đứa con. Đây này là một dạng bệnh động kinh nặng, hiếm gặp và không thể điều trị, dẫn đến chứng co giật bất ngờ, mất kiểm soát cơ, suy nhược, điếc, mất trí…

Hai người mẹ mang đột biến gene này đều được ẩn danh và đã qua quá trình xem xét hồ sơ y tế chặt chẽ. Trước đó, họ không được phép tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) bởi theo luật pháp ở Anh, phụ nữ không được coi là phù hợp với IVF khi chẩn đoán di truyền trước đó cho thấy họ chỉ có thể tạo ra các phôi IVF mang đột biến có hại.

Để thực hiện thủ thuật, đầu tiên cặp vợ chồng được tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm bình thường. Nhưng thay vì để nó phát triển thành phôi, các nhà khoa học lọc các vật liệu di truyền của cha mẹ ra và đặt nó vào trong một quả trứng được hiến tặng từ người khỏe mạnh. Bằng cách đó, những lỗi di truyền của người mẹ được thay thế bằng phần tương ứng của người khỏe mạnh.

Anh là quốc gia thứ hai chấp thuận việc tạo ra một đứa trẻ có 3 người cha mẹ. Trước đó, vào năm 2016, bác sĩ John Zhang, đến từ Trung tâm Hỗ trợ sinh sản New Hope ở New York (Mỹ,) cho biết mình đã tạo ra một đứa trẻ khỏe mạnh theo phương pháp tương tự tại một phòng khám ở Mexico, sau khi được chính quyền sở tại chấp thuận. Vụ việc gây nhiều tranh cãi và các chuyên gia được yêu cầu theo dõi sát cháu bé lâu dài để bảo đảm bé được phát triển bình thường.

Cập nhật: 05/02/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video