Dùng kiến khâu vết thương gây tranh cãi trong lịch sử y khoa

Thời xưa cổ, người ta đặt con kiến lên vết thương để chúng cắn vào hai bên, sau đó bỏ phần thân kiến chỉ giữ lại đầu như chiếc ghim.

Phương pháp này được ghi nhận có từ thời tiền sử, khoảng năm 1000 trước Công nguyên. Những khu rừng rậm tại châu Phi tồn tại một loài kiến Siafu, có tên gọi khác là kiến quân đội hoặc kiến phẫu thuật. Một đàn kiến Siafu có thể lên tới 20 triệu con. Với số lượng lớn, chúng có thể làm chết người.

Trước khi phương pháp khâu vết thương ra đời, con người có ý tưởng làm lành vết thương nhờ sự giúp sức của loài kiến này. Đầu tiên họ dùng kiến trong phẫu thuật. Những con kiến được đặt lên trên vết thương, cắn vào hai bên của vết thương. Sau đó, người ta bỏ phần thân kiến, chỉ giữ lại phần đầu kiến.Vết may được tạo ra bởi đầu kiến, như một cái ghim tạm thời, có thể kéo dài trong nhiều ngày và dễ dàng thay thế nếu cần thiết. Vết thương từ đó cũng trở nên lành nhanh chóng.


Hàm dưới của kiến rất chắc khỏe, có thể đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương. (Ảnh: Alex Wild Photography).

Việc sử dụng kiến của người bản địa tiếp tục được ghi nhận từ những năm 1800 trở đi, đặc biệt ở Algeria và được ghi nhận bởi Quân đoàn Ngoại giao Pháp. Chúng cũng được mô tả ở Hy Lạp vào năm 1896, "Vết khâu trên đầu của người thợ cắt tóc dài khoảng 2,5 cm do 10 con kiến quân đội thực hiện".Các bác sĩ Ả Rập ghi nhận nhiều công dụng của loài kiến vào thời kỳ này. Sau đó, việc sử dụng kiến phẫu thuật lan rộng ra nhiều vùng của châu Âu, tồn tại cho đến đầu thời Phục hưng. Về sau, ngoài sử dụng trong phẫu thuật, kiến có tác dụng hiệu quả trong việc khâu các vết thương ngoài da trên người. Các nhà khoa học nhận định, hàm dưới chắc khỏe của kiến đâm sâu vào da người, khép chặt vết thương.


Vết thương dần lành sau khi chỉ còn lại đầu kiến. (Ảnh: Reddit).

Nhiều nhà khoa học không ngần ngại nhận định: "Từ góc độ y khoa, dùng kiến khâu vết thương là không có thật". Các tài liệu ghi nhận lịch sử này sau khi được xuất bản đã tạo ra cuộc tranh cãi không nhỏ trong giới khoa học. Đặt một con kiến lên vết thương để chúng cắn có thể gây đau đớn gấp bội phần cho bệnh nhân, chưa nói đến việc đặt nhiều con kiến lên cùng lúc. Hơn nữa, phần đầu kiến mắc kẹt trong vết thương sẽ khiến vết thương bị nhiễm trùng, vì loài kiến không được vô trùng. Lâu ngày nhiễm trùng có thể ăn sâu vào máu, nguy hiểm tới tính mạng.

Nhà côn trùng học Grzegorz Buczkowski cũng cho rằng những phát hiện trên là chưa thuyết phục. Tuy nhiên, chương trình truyền hình thực tế kênh Discovery sau này phát sóng những hình ảnh về hai anh chàng vạm vỡ sống sót ở nơi hoang dã nhờ dùng ba con kiến khâu vết thương. Đến nay vẫn chưa có lời giải cuối cùng cho hiện tượng bí ẩn này.

Cập nhật: 09/04/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video