Dùng smartphone phát hiện sớm các bệnh do virus từ muỗi

Các nhà khoa học tại phòng thí nghiệm quốc gia Sandia, tại thành phố Livermore-California, đã phát triển một chương trình cho phép nhân viên y tế có thể nhanh chóng chẩn đoán các bệnh từ muỗi như Zika, sốt xuất huyết, chikungunya bằng smartphone (điện thoại thông minh).

Đội ngũ phát triển gọi sản phẩm này là LAMP Box. Sản phẩm được tổ hợp bao gồm: Công nghệ sinh hóa mới có thể lấy mẫu trực tiếp, một ngăn chứa mẫu thử được in 3D, bộ lọc ánh sáng tương thích với điện thoại, và một ứng dụng điều khiển camera của điện thoại có thể đọc được mẫu thử.

Cả hệ thống có chi phí khoảng 100 đô-la, có thể phát hiện được RNA của 3 loại virus sốt trong cơ thể. Sản phẩm chỉ cần máu hoặc nước tiểu và mất nửa tiếng đồng hồ để xét nghiệm. Trong đó, ngăn chứa được in 3D và ứng dụng điện thoại là thành phần cốt lỗi.

Phòng thí nghiệm Sandia chia sẻ rằng, sản phẩm là một vòng đai khuếch đại ADN ở điều kiện đẳng nhiệt thông qua cấu trúc vòng hay móc, vòng đai đó chính là LAMP Box.

Quy trình hoạt động của sản phẩm sẽ là trộn DNA của virus với các hợp chất huỳnh quang và mẫu thử, được ủ trong LAMP Box. DNA sẽ tìm và gắn kết nó với bất kỳ virus RNA có trong mẫu thử. Mẫu thử cũng sẽ tiếp xúc với huỳnh quang và có thể xem được trên điện thoại. Nếu mẫu thử có virus, đèn sẽ sáng lên.


Hình ảnh phòng thí nghiệm. (Nguồn: Phòng nghiên cứu Sandia).

Quá trình này của đội Sandia có thể nhận diện được 2 hoặc nhiều hơn các loại virus và mỗi một loại sẽ có độ sáng huỳnh quang khác nhau. Điều đó sẽ làm giảm kết quả không chính xác và làm mẫu thử có thể hiện rõ trên điện thoại.

Đội ngũ chia sẻ rằng, với công nghệ này việc kiểm tra các bệnh do muỗi gây ra sẽ nhanh hơn, rẻ hơn và dễ dàng hơn so với tiêu chuẩn kiểm tra hiện tại. Một hệ thống kiểm tra hiện tại được gọi là phản ứng chuỗi Polymerase, đòi hỏi thiết bị có giá tới 20.000 đô-la, một nguồn điện ổn định và một khoảng thời gian dài để xét nghiệm.

Tiến sĩ Bill B. Messer của trường đại học y khoa Oregon cũng chia sẻ rằng, công nghệ này sẽ lấp đầy những khiếm khuyết công nghệ trong việc phát hiện virus và những nơi có nguồn lực tài chính thấp vẫn có thể cung cấp được dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

Phát hiện sớm là quan trọng

Các nước đang phát triển trên thế giới đang bị ảnh hượng nặng nề bởi bệnh dịch từ muỗi như Zika, sốt xuất huyết, sốt chikungunya. Theo ghi nhận của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bênh dịch - CDC (Mỹ), gần 2 triệu người đã bị nhiễm virus sốt chikungunya trong năm 2013, và có tới 400 triệu người nhiễm sốt xuất huyết mỗi năm.

Cũng theo ghi nhận, số người nhiễm Zika rất khó đễ biết chính xác. Nhưng tại Mỹ và một số vùng khác, con số cũng đã lên tới 43.000 trường hợp.

Cả 3 loại virus trên đầu có triệu chứng ban đầu tương tự nhau và được truyền qua một loại muỗi là Aedes Aegypti. Zika còn có thể truyền qua dịch trong cơ thể. Vắc-xin cho Zika và chikungunya vẫn còn đang nghiên cứu. Chỉ có 1 loại vắc-xin hiện nay có tác dụng đối với sốt xuất huyết. Tuy nhiên, chưa có thuốc chữa bệnh thực sự cho cả 3 loại virus trên.

Do đó, phát hiện sớm là quan trọng, có thể cung cấp cho các cơ quan y tế công cộng cơ hội ngăn chặn bệnh dịch bùng phát.

Phòng thí nghiệm Sandia cũng không phải nơi duy nhất đang tiến hành phát triển công nghệ này. Một nhóm nghiên cứu tổng hợp từ các trường như MIT, Harvard, đại học Toronto, đại học Boston, đại học bang Arizona, Cornell và đại học Wisconsin cũng đã tìm ra một phương pháp phát hiện Zika, nhưng điều đó mới chỉ nằm trên giấy.

Cập nhật: 03/04/2017
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video