Đường xích đạo tàng hình của Trái Đất

Các nhà khoa học Anh khẳng định bầu không khí của hai bán cầu bắc và nam bị ngăn cách bởi một dải hóa chất khổng lồ ở phía tây Thái Bình Dương.

Nhờ một máy bay gắn cảm biến có khả năng phát hiện hóa chất, các chuyên gia hóa học của Đại học York (Anh) đã tìm thấy những bằng chứng về sự tồn tại của một "dải hóa chất" có chiều rộng khoảng 50 km trong điều kiện trời không mây ở phía tây Thái Bình Dương. Nồng độ carbon monoxide (CO) trong không khí ở đây cao gấp 4 lần so với bán cầu bắc.

Phát hiện này sẽ cung cấp thêm bằng chứng để các nhà khoa học tăng độ chính xác trong việc xây dựng mô hình về chuyển động của các tác nhân gây ô nhiễm trong khí quyển và đánh giá tác động của tình trạng ô nhiễm đối với khí hậu.

Giới khoa học tin rằng sự phát triển công nghiệp và những vụ cháy rừng khiến mức độ ô nhiễm không khí ở bán cầu bắc nặng hơn so với bán cầu nam. Theo phán đoán của họ thì các luồng gió mậu dịch gặp nhau tại một vùng nhiều mây phía trên Thái Bình Dương (gọi là khu vực hội tụ gió chí tuyến) và tạo thành một "bức tường" ngăn cách bầu không khí ở hai bán cầu. Tuy nhiên, phát hiện của Đại học York cho thấy "xích đạo hóa chất" nằm ở phía bắc Australia. Nhờ có sự hiện diện của nó mà không khí ở hai bán cầu không trộn lẫn vào nhau, nhờ đó mà hàng triệu tấn hóa chất ở bán cầu bắc không thể "xâm lược" bán cầu nam.

Những cơn bão đẩy khối không khí bị ô nhiễm nặng ở bề mặt đại dương lên cao, nơi các tác nhân gây ô nhiễm có thể tồn tại lâu hơn, từ đó hình thành bức tường hóa chất vô hình. (Ảnh minh họa: Wunderground)

Theo tiến sĩ Jacqueline Hamilton, trưởng nhóm nghiên cứu, thì rất có thể những vùng nước nông ở phía tây Thái Bình Dương đã góp phần vào việc tạo nên bức tường hóa chất vô hình.

"Bão mạnh thường xuất hiện ở Tây Thái Bình Dương vì nước bề mặt ở khu vực này là một trong những nơi nóng nhất trên thế giới. Các cơn bão mạnh đóng vai trò như những chiếc bơm. Chúng đẩy phần không khí bị ô nhiễm nặng hơn gần bề mặt đại dương lên tầng cao, nơi các chất gây ô nhiễm có cơ hội tồn tại lâu hơn. Trải qua nhiều thập kỷ, những tác nhân gây ô nhiễm tạo thành một bức tường hóa chất vô hình", Jacqueline Hamilton giải thích.

Việt Linh - Vnexpress (Theo Reuters)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video