Einstein không phải là người đầu tiên bàn về sóng hấp dẫn

Sau những công bố trên báo chí về việc tìm ra sóng hấp dẫn, tất cả đều hướng về Einstein. Tuy nhiên, lịch sử cho thấy Henri Poincaré mới là người đầu tiên dự đoán về loại sóng này.

Tháng 6 năm 1905, nhà khoa học người Pháp, Henri Poincaré đã dự đoán sự tồn tại của sóng hấp dẫn như là một điều kiện tiên quyết cho tính tương đối không-thời gian.

Ông nêu lên vấn đề này trong Sur la dynamique de l'electron (05/06/1905) được xuất bản bởi Academie des Sciences của Pháp.


Henri Poincaré – người đưa ra khái niệm sóng hấp dẫn.

Trong báo cáo của mình, Henri Poincaré không chỉ định hình vấn đề mà còn phát triển ý tưởng của Lorentz về phép biến đổi không-thời gian.

Ông cho rằng, lý thuyết tương đối hẹp phải được áp dụng cho tất cả các lực chứ không chỉ dùng cho tương tác điện từ.

Henri Poincaré đã chỉ ra rằng sau biến đổi của không-thời gian, trọng lực sẽ sinh ra sóng di chuyển với tốc độ ánh sáng giống như trường điện từ.

Tuy nhiên, vì những lý do nào đó, tất cả những nghiên cứu về sóng hấp dẫn sau này đều được báo chí hướng về Albert Einstein.
Công trình nghiên cứu và đóng góp của Lorentz và Poincaré đã bị lãng quên.

Trong lý thuyết tương đối hẹp, Lorentz và Poincaré cho rằng tốc độ ánh sáng không chỉ giành riêng cho một vật thể nhất định (ánh sáng) mà là tham số chung trong hệ không-thời gian.

Như vậy, không một vật thể, tín hiệu gì có thể di chuyển nhanh hơn tốc độ ánh sáng.

Henri Poincaré cũng nhấn mạnh rằng, hệ không-thời gian định nghĩa bởi phép biến đổi Lorentz được áp dụng cho tất cả các lực kể cả trọng lực.

Do vậy, trọng lực không thể truyền đi tức khắc mà phải di chuyển với tốc độ ánh sáng.


Lorentz – nhà vật lý chuyên về trường điện từ.

Xét trường hợp tương tác giữa hai vật thể, Henri Poincaré đưa ra khái niệm "sóng hấp dẫn" di chuyển từ vật thể thứ nhất với tốc độ ánh sáng. Sau một khoảng thời gian, sóng hấp dẫn sẽ tiếp cận được vật thể thứ hai.

Hơn mười năm sau, với lý thuyết tương đối tổng quát, Albert Einstein đã nghiên cứu kỹ hơn ý tưởng của Henri Poincaré trong trường hợp vũ trụ tĩnh với không-thời gian bị biến cong bởi trọng lực.

Tuy nhiên, những nguyên lý nền tảng của Henri Poincaré không hề thay đổi.

Không những vậy, một người nữa cũng được Henri Poincaré nhắc đến là Laplace, một nhà khoa học người Pháp dưới thời Napoleon.

Pierre-Simon de Laplace cũng xem xét khả năng trọng lực truyền đi với một tốc độ giới hạn nào đó, nhưng Laplace không chú ý đến vấn đề không-thời gian.


Laplace – nhà toán học nổi tiếng với phép biến đổi L.

Ngoài ra, ý tưởng về sóng hấp dẫn cũng được Oliver Heaviside nhắc đến trong những nghiên cứu của mình. Ông là nhà khoa học người Anh chuyên nghiên cứu về toán học, vật lý, điện từ.

Tuy rằng không được biết đến như những nhà khoa học khác, nhiều công trình của Heaviside đã làm thay đổi công nghệ truyền thông, toán học và nhiều ngành khoa học sau này.


Oliver Heaviside – nhà khoa học thầm lặng.

Như vậy, Henri Poincaré đã phát triển ý tưởng của mình theo Laplace và Lorentz. Tất cả đều được ghi chú rõ ràng trong những bài báo của mình.

Chính những nghiên cứu này là nền tảng để Albert Einstein đưa ra công bố của mình. Đáng tiếc là những đóng góp của Henri Poincaré, Lalace, Lorentz và Heaviside đã bị lu mờ trước hình ảnh mà nnhiều mọi người biết về Albert Einstein.

Cập nhật: 17/02/2016 Theo Soha/Trí Thức Trẻ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video