ESA vô tình tìm được nơi đầy nước, sống được ở hành tinh khác?

Phân tích lại dữ liệu từ tàu Mars Express của ESA (Cơ quan Vũ trụ châu Âu), các nhà khoa học NASA phát hiện bằng chứng cho thấy hành tinh đỏ kề cận chúng ta không hề là một quả cầu khô hạn.

Nghiên cứu mới với sự phối hợp của 2 cơ quan hàng không vũ trụ hàng đầu là NASA và ESA hứa hẹn thay đổi những quan niệm lâu đời về sao Hỏa. Nó có thể chưa hoàn toàn bị "chết" vì khô hạn, mà vẫn đầy nước, thậm chí có thể có núi lửa!


Hình ảnh mà ESA chụp được cho thấy một vùng đất có thể ẩn chứa bên dưới các hồ nước lớn - (Ảnh: ESA).

Theo Science Alert, nhóm nghiên cứu từ Phòng thí nghiệm sức đẩy phản lực (JPL) của NASA đã phát hiện các phản xạ radar lạ xung quanh vùng cực Nam của sao Hỏa, ở khu vực được gọi là Vùng trầm tích phân lớp Nam Cực. Các tín hiệu này đã hé lộ hàng chục hồ nước dưới bề mặt, cách chưa đầy 1,6km. Như vậy, sao Hỏa thực ra có nhiều nước hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây!

Tờ Daily Mail cho biết điều đáng buồn nhất là một số hồ này nằm trong những khu vực có thể quá lạnh để nước giữ được trạng thái lỏng, ngay cả khi có sự hiện diện của những khoáng chất mặn perchlorat từng được NASA xác định.

"Chúng tôi không chắc những tín hiệu này có phải là nươc lỏng hay không, nhưng chúng lan rộng hợ so với những nghiên cứu ban đầu cho thấy" - tiến sĩ Jeffrey Plaut từ JPL giải thích.

Bằng chứng này đã bổ sung cho một nghiên cứu được NASA công bố từ tháng 3 cho thấy nước trên hành tinh đỏ này không phải bị thất thoát hết vào vũ trụ như suy nghĩ trước đó mà chủ yếu "chui" vào bên trong hành tinh. Điều này cũng đang tồn tại trên Trái đất: thật ra toàn bộ nước trong các đại dương bề mặt ít hơn nhiều so với nước được "ngậm" trong lớp phủ.

Hiện nay bề mặt sao Hỏa trung bình là âm 63 độ C, quá lạnh để nước có thể ở trạng thái lỏng. Nhưng một số bằng chứng của NASA trước đây cho thấy một số hồ ngầm có thể là nước lỏng! Mà nước ở dạng lỏng chính là một trong những điều kiện thiết yếu để thế giới đó sống được.

Theo nhóm nghiên cứu, ngoài các khoáng chất mặn, việc nước dưới hồ ngầm ở dạng lỏng có có một lời giải thích khả thi khác: do hoạt động núi lửa. Nếu đó là sự thật, đây sẽ là tin mừng lớn bởi núi lửa và các hoạt động địa chất khác là một điều kiện hỗ trợ sự sống rất tốt. Trong Hệ Mặt trời, Trái đất là hành tinh duy nhất vẫn đang có hoạt động địa chất và quá trình này góp phần ổn định khí hậu hiện đại, cũng như tạo ra các kích thích tố cần thiết cho sự sống phát sinh và tiến hóa hàng tỉ năm trước.

Trở ngại duy nhất là hiện NASA vẫn chưa tìm thấy bằng chứng rõ ràng nào về núi lửa. Đây có thể sẽ là mục tiêu họ nhắm tới trong nhiệm vụ sao Hỏa tương lai.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Geophysical Research Letters.

Cập nhật: 29/06/2021 Theo NLĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video