Giải cứu đội bóng mắc kẹt: Đối mặt "bệnh hang động" nguy hiểm

Khoảng 13 nhóm nhân viên y tế trực chiến sẵn sàng ở cửa hang Tham Luang. Mỗi nhóm có một trực thăng và xe cứu thương riêng chuẩn bị điều trị cho mỗi thành viên của đội bóng bị mắc kẹt khi họ được đưa ra ngoài.

Các nhân viên y tế tham gia sứ mệnh giải cứu chia sẻ với hãng tin Reuters rằng trước tiên, mỗi người ra khỏi hang được tập trung kiểm tra khả năng hô hấp, dấu hiệu hạ thân nhiệt và nhiễm trùng phổi - còn được biết tới là "bệnh hang động" do phân dơi và chim gây ra, có thể gây tử vong nếu không được điều trị kịp thời và lây lan sang các bộ phận khác trong cơ thể.

Một nhân viên y tế tiết lộ mỗi cậu bé sẽ được một nhóm y tế chăm sóc tận tình gồm ít nhất một bác sĩ, hai y tá, một nhân viên cấp cứu và một xe cứu thương.


Hình ảnh 4 em đầu tiên được cáng ra trực thăng để đưa đến bệnh viện tối 8/7. (Ảnh: EPA).

Thiếu tướng Pramote Imwattana thuộc Bộ Y tế Quân đội Thái Lan, người chịu trách nhiệm hoạt động y tế ở hang Tham Luang, cho biết sau khi được đánh giá sức khỏe sơ bộ, đội bóng thiếu niên được di chuyển bằng xe cứu thương đến điểm trực thăng chờ sẵn để đi đến bệnh viện Chang Rai cách đó khoảng 70 km. Theo ông Pramote, mất khoảng 10 phút để đi từ trại y tế trước cửa hang đến bãi đậu trực thăng và tốn khoảng 15 phút để bay đến bệnh viện.

Để chuẩn bị cho sứ mệnh giải cứu, các nhân viên y tế trước đó đã diễn tập thường xuyên tại khu trại, di chuyển các thành viên đội bóng bằng băng ca vượt khu vực bùn lầy dày đặc từ cửa hang đến nơi xe cứu thương chờ sẵn.

Theo lời một nhân viên y tế, một khu vực của bệnh viện được chuẩn bị để dành điều trị riêng cho đội bóng. Người này cho biết: "Hạ thân nhiệt là tình trạng đáng sợ nhất. Nhiệt độ cơ thể sẽ giảm khi gặp nước lạnh. Tuy nhiên, vấn đề được quan tâm nhất là nhiễm trùng. Mọi thứ trong hang đều rất bẩn".


Xe cứu thương đưa các em vào bệnh viện. (Ảnh: EPA).

Bệnh nấm Histoplasmosis do vi khuẩn gây ra có thể dẫn đến xuất huyết phổi nặng hoặc thậm chí là viêm màng não. Những thợ mỏ Chile từng được giải cứu vào năm 2010 sau hơn 2 tháng mắc kẹt dưới lòng đất đã bị viêm phổi, các vấn đề về phổi do hít phải bụi, bệnh về răng và mắt. Bên cạnh các vấn đề về thể chất, những người được giải cứu còn bị căng thẳng tâm lý do sống trong bóng tối cách mặt đất hàng trăm mét. Các chứng mất ngủ, trầm cảm và căng thẳng sau chấn thương đều phải được theo dõi trong những tuần sau đó.

Bác sĩ Seema Yasmin thuộc Trường ĐH Stanford (Mỹ) nói với đài CNN rằng việc bị mắc kẹt trong bóng tối nhiều ngày có thể dẫn đến lo lắng, sợ hãi và tác động tiêu cực đến giấc ngủ. Đề cập trường hợp thợ mỏ Chile được giải cứu, bà Yasmin cho hay họ bị trầm cảm, lo lắng, gặp vấn đề trong việc hình thành các mối quan hệ mới và rất nhiều nguy cơ có thể xảy ra nếu không được hỗ trợ kịp thời về thể chất lẫn tâm lý.

Cập nhật: 09/07/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video