Giải mã hàng triệu hố bí ẩn dưới đáy Biển Bắc

Các hố rộng từ vài mét tới 60m rải rác khắp đáy biển ngoài khơi Đức ban đầu được cho là hình thành do khí methane, nhưng thực chất nó được tạo bởi cá heo chuột.

Dưới làn nước đục ngầu của Biển Bắc, những hố nông nằm rải rác trên đáy biển. Các hố này có hình tròn hoặc bầu dục với chiều rộng từ vài mét tới hơn 60m, nhưng chỉ sâu 11m. Một số hố thậm chí hợp nhất với nhau, tạo ra vùng trũng giống sơ đồ tập hợp. Hố nông như vậy thường hình thành khi chất lỏng chứa methane hoặc loại nước ngầm khác sủi lên từ lớp bồi tích. Nhưng nghiên cứu công bố trên tạp chí Communications Earth & Environment chỉ ra hàng nghìn, thậm chí hàng triệu hố ở Biển Bắc có thể là tác phẩm khi cá heo chuột kiếm ăn. Kết quả nghiên cứu cho thấy cá heo chuột và nhiều động vật khác có thể đóng vai trò lớn trong định hình đáy biển, Live Science hôm 27/2 đưa tin.


Những hố nông dưới đáy Biển Bắc ban đầu được cho là do khí methane rò rỉ. (Ảnh: Jens Schneider von Deimling).

Trong nhiều năm, nhà khoa học địa chất Jens Schneider von Deimling ở Đại học Kiel nghi ngờ hố nông ở Biển Bắc có phải do khí methane rò rỉ gây ra hay không. Đáy Biển Bắc cấu tạo từ cát xốp và có dòng hải lưu mạnh, không phù hợp để khí methane tích tụ trong lớp bồi tích. Ngiên cứu lập bản đồ thông qua máy đo hồi âm không phát hiện khí methane.

Nhằm hiểu rõ hơn những hố nông bí ẩn, nhóm nghiên cứu sử dụng máy đo hồi âm đa chùm, cho phép khảo sát đáy biển ở độ phân giải cao. Công cụ mới giúp các nhà nghiên cứu kiểm tra hình dáng hố chi tiết tới cỡ centimet. Máy đo hồi âm đa chùm hé lộ trên thực tế, hố nông không có dạng hình nón như trong trường hợp khí methane giải phóng qua lớp bồi tích, theo Schneider von Deimling. Bất kể chiều rộng, các hố đều sâu khoảng 11 cm.

Khi tìm kiếm nguyên nhân tạo ra hố nông, Schneider von Deimling tham khảo ý kiến của một người bạn là nhà sinh vật học kiêm thợ lặn. Nhờ đó, ông biết cá heo chuột (Phocoena phocoena) thường sục sạo đáy biển để đánh hơi cá chình cát. Sau cuộc gọi, Schneider von Deimling hợp tác với các nhà sinh vật học nghiên cứu cá heo chuột.

Nhóm nghiên cứu sử dụng mô hình có sẵn để dự đoán môi trường sống của cá heo chuột và cá chình cát cùng dữ liệu về dòng hải lưu. Cả cá heo chuột và cá chình cát đều sống ở nơi có dòng hải lưu mạnh. Các nhà nghiên cứu nhận thấy môi trường sống của chúng trùng lặp với khu vực nghiên cứu. Ở bất cứ nơi nào dự đoán tìm thấy cá heo chuột và cá chình cát, họ đều tìm thấy nhiều hố hơn. Những hố lớn được tạo bởi cá heo chuột và bị dòng hải lưu đại dương xói mòn.

Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang làm việc với các nhà khoa học ở Ireland để xác nhận dự đoán của họ về vị trí hố dựa trên môi trường sống của cá heo chuột ngoài Biển Bắc. Nghiên cứu liên ngành kiểu này có thể giúp nhà sinh vật học tìm hiểu nhiều hơn về hành vi động vật. Việc hiểu rõ hố nông ở đáy biển hình thành như thế nào rất quan trọng đối với xác định nguy cơ dưới nước. Hố tạo bởi khí methane rò rỉ có thể là dấu hiệu mối đe dọa từ mảng kiến tạo. Nếu các nhà khoa học nhận biết hố tạo bởi sinh vật sống, họ có thể dập tắt lo ngại về hoạt động kiến tạo.

Cập nhật: 29/02/2024 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video