Giải mã Pilot's Glory: ánh hào quang các phi công thường gặp

Một hiện tượng thiên nhiên vô cùng kì thú mà có thể bạn đã bỏ qua.

Nếu bạn từng đi máy bay và hay nhìn ra ngoài cửa sổ để ngắm cảnh vật xung quanh, có thể bạn đã từng nhìn thấy cảnh tượng một vầng hào quang bao bọc lấy hình ảnh cái bóng của máy bay mà bạn đang ngồi trên phản chiếu lên những đám mây. Có thể bạn coi nó là một điềm tốt, báo hiệu chuyến bay của bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi, hoặc bạn coi nó là một điều bí ẩn đang tỏa ra một ma lực vô cùng mạnh mẽ khiến bạn không thể rời mắt. Nhưng ngày nay, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng những gì mà bạn thấy thực ra không phải là một hiện tượng siêu nhiên gì cả.


"Pilot's Glory"
- ánh hào quang của các phi công. (ảnh: Remco Douma / Getty Images).

Theo HowStuffWorks, ánh hào quang này là một hiện tượng quang học đã từng được các nhà leo núi phát hiện ra từ ngày máy bay vẫn chỉ là ước mơ của con người. Nó không phải do bóng của máy bay tạo ra, nhưng chúng thường xuyên xuất hiện ở cùng một chỗ và cùng một thời điểm.

Theo bài báo khoa học được đăng tải trên trang Scientific American vào năm 2012 của nhà vật lý người Brazil H.Moyses Nusenzveig, lần đầu tiên có người phát hiện ra ánh hào quang này là vào khoảng giữa thế kỉ XVIII. Các thành viên của nhóm thám hiểm khoa học người Pháp đã leo lên đỉnh Pambamarca, một ngọn núi ở Ecuador, và họ mô tả rằng họ đã nhìn thấy mặt trời ló ra từ phía sau một đám mây và chiếu sáng họ, tạo ra một thứ ánh sáng giống như những vòng thánh đang đội lên trên đầu của họ vậy.


Hình ảnh vầng hào quang tỏa sáng bao quanh bóng của một người đàn ông tại đập Glen Canyon, Arizona. (ảnh: Jeff Topping / Getty Images).

Phải đến những năm đầu của thế kỉ XX, nhà vật lý người Đức Gustav Mie mới có thể đưa ra một công thức toán học để giải thích vì sao các giọt nước bay lơ lửng trong không khí có thể gây nên hiện tượng tán xạ ánh sáng. Bài báo trên tạp chí khí tượng học của Hiệp hội Khí tượng học Mỹ đã chỉ ra rằng ánh hào quang này được tạo ra bởi sự tán xạ ánh sáng ngược, là kết quả của quá trình ánh sáng phản chiếu qua một góc nhất định bởi các giọt nước li ti trong không khí (những giọt nước mắt người không thể nào nhìn thấy được).

Kích thước của vòng hào quang phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bước sóng của ánh sáng, đường kính trung bình của các giọt nước và sự phân bố của chúng. Để có thể nhìn thấy hào quang này, người xem phải trực tiếp đứng ở giữa nguồn sáng và các giọt nước, và đó cũng là lí do vì sao các hào quang này thường bao bọc xung quanh những cái bóng do nguồn sáng ấy tạo ra.


Hào quang thường xuất hiện bao quanh bóng của các máy bay. (ảnh: Adam Jones / Getty Images).

Nhưng công thức toán học của Gustav Mie cũng chưa thực sự giải thích được cách thức hoạt động của hào quang. Trong những năm 80 của thế kỉ XX, Nussenzveig và một tiến sĩ của NASA, ông Warren Wiscombe đã khám phá ra rằng phần lớn ánh sáng tạo nên hào quang không thực sự đi qua những giọt nước. Tạp chí Nature cũng đã giải thích rằng nguyên nhân chính dẫn đến sự hình thành của hào quang là một quá trình mang tên "wave tunneling" (hầm sóng), trong đó ánh sáng mặt trời đi qua các giọt nước với khoảng cách vừa đủ để tạo ra các làn sóng điện từ trong chúng. Các làn sóng này sau đó nảy xung quanh bên trong giọt nước, thoát ra ngoài và phát ra những tia sáng tạo nên vầng hào quang mà chúng ta thấy ngày nay.

Hiện tượng này có thể khiến bạn thích thú, nhưng với các phi công dày dạn kinh nghiệm, hào quang là một lời cảnh báo cho thấy các lớp mây đang chứa hàm lượng không khí ẩm lớn, và nếu đi qua các đám mây đó sẽ tạo nên các lớp băng mỏng trên bề mặt của máy bay.

Cập nhật: 31/05/2017 Theo vnreview
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video