Giải mã thành công xác ướp tí hon “mặt đỏ” thời Ai Cập cổ đại

Một xác ướp tí hon dài 20 inch (52cm) với niên đại từ năm 600 trước Công nguyên đã thu hút sự chú ý của nhiều chuyên gia trong suốt hơn 40 năm qua. Trước sự bí ẩn của nó, nhiều người còn nghĩ đây là một xác ướp giả.

Xác ướp trên chính thức được biết đến với tên mã là W1013, được đưa tới xứ Wales, Vương quốc Anh từ năm 1971. Xác ướp chỉ dài có 20 inch (52cm), được bọc bằng vải cứng màu vàng sọc xanh với cổ áo rộng và khuôn mặt sơn đỏ.

Theo phong tục ướp xác của Ai Cập cổ đại thì sơn mặt đỏ là dành cho đàn ông. Hiện nay xác ướp là một phần trong bộ sưu tập của Trung tâm Ai Cập thuộc trường Đại học Swansea. Người ta tin rằng, xác ướp này có niên đại khoảng từ năm 600 trước Công nguyên.


Xác ướp tí hon được sơn mặt đỏ

Trong suốt hơn 4 thập kỷ qua, xác ướp tí hon vẫn là một bí ẩn với các chuyên gia nghiên cứu xác ướp. Nhiều chuyên gia tỏ ra bối rối trước một xác ướp có kích thước nhỏ bất thường và những đường nét trang trí rất tinh tế.

Thậm chí có một số người còn hoài nghi những nghiên cứu để cố gắng giải mã các chữ nhỏ khắc trên xác ướp là một công việc vô nghĩa trong nhiều thập kỷ qua vì đó chỉ là một xác ướp giả mạo được tạo ra từ thế kỷ 19.


Hình ảnh chụp CT cho thấy đây có thể là một xác ướp thai nhi 12-16 tuần tuổi

Tuy nhiên, vào ngày 28/4/2014, chuyên gia hình ảnh Paola Griffiths thuộc Khoa Y học, Đại học Swansea đã phân tích xác ướp bằng phương pháp sử dụng máy quét chụp cắt lớp CT.

Kết quả bất ngờ tiết lộ, phần lớn các vật chất ở bên trong xác ướp được làm bằng vải lanh. Phía bên trong vải lanh là một vật tối hơn dài khoảng 10cm. Căn cứ vào đó, nhiều chuyên gia đưa ra giả thuyết coi đây là một xác ướp thai nhi vẫn còn ở trong túi nhau thai.

Các chuyên gia cũng xác định, với độ dài như vậy thì đó có thể đây là xương đùi của thai nhi phù hợp với tuổi từ 12-16 tuần.


Nhà nghiên cứu Paola Griffiths, người chụp CT xác ướp

Chụp CT còn cho thấy, ở khu vực tối khác bên trong xác ướp có một lá bùa hộ mệnh và có một khu vực tối giống như các chuỗi hạt hoặc dải tua.

Trung tâm Ai Cập của Đại học Swansea khẳng định những gì được phát hiện bên trong bao xác ướp như vậy không hề bất thường. Ngược lại đó lại là cách hành xử khác hẳn với phương Tây ngày nay.


Xác ướp được bọc kỹ còn thể hiện người Ai Cập cổ đại rất quan tâm tới những sinh linh bé nhỏ xấu số

“Trái ngược với những gì thường làm ở phương Tây ngày nay, có vẻ xác chết thai nhi thường được chăm sóc chu đáo ở Ai Cập cổ đại. Ví dụ, hai chiếc quan tài giữ bào thai được tìm thấy trong khu lăng mộ của vua Tutankhamun và ở New Kingdom có niện đại khoảng năm 1550-1070 trước Công nguyên, cho thấy, dường như một phần phía đông của khu lăng mộ dành cho việc chôn cất không chỉ trẻ nhỏ mà còn cả bào thai và thậm chí cả nhau thai trong các vải băng đẫm máu".

"Chúng ta có thể tưởng tượng trường hợp W1013 cũng là thai nhi. Đó là một sự mất mát khủng khiếp của một ai đó, một nỗi đau buồn tuyệt vọng và được để tang bởi cộng đồng”, nhà nghiên cứu Carolyn Graves-Brown của Đại học Swansea cho biết.

Cập nhật: 28/11/2017 Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video