Giải thưởng chim của năm thuộc về một loài chim cánh cụt

Một trong những loài cánh cụt hiếm nhất thế giới vừa được vinh danh là loài chim của năm. Cuộc thi thu hút hàng nghìn phiếu bầu với sự ủng hộ từ những người nổi tiếng.

Hoiho là loài lớn nhất trong số các loài chim cánh cụt hiện sinh sống trên đất liền của New Zealand. Loài chim này nổi bật với dải lông màu vàng nhạt nối giữa đôi mắt, tạo nên một dấu ấn riêng biệt.


Hoiho là loài chim cánh cụt mắt vàng bản địa ở New Zealand. (Ảnh: Shutterstock).

Tên gọi hoiho xuất phát từ tiếng Māori, có nghĩa là "kẻ hét ầm ĩ", do tiếng kêu cao vút và sắc bén của loài này. Chúng sinh sống dọc theo bờ biển phía Đông của đảo Nam và trên các đảo Auckland thuộc khu vực cận Nam Cực.

Loài này có bản tính nhút nhát và thường có mùi khá đặc trưng. Chúng thích sống trong các khu rừng ven biển tự nhiên, các bụi cây rậm hoặc những bụi lanh dày đặc, theo The Guardian.

Theo Bộ Bảo tồn New Zealand, ước tính hiện chỉ còn khoảng 4.000-5.000 cá thể hoiho trên toàn thế giới. Số lượng của chúng đang giảm dần.

Trong 15 năm qua, số lượng chim cánh cụt hoiho sinh sản trên đất liền giảm đến 78%, với mức giảm 18% chỉ riêng trong năm 2023, theo tổ chức Yellow-eyed Penguin Trust.

"Loài chim cánh cụt biểu tượng này đang dần biến mất khỏi đất liền Aotearoa (New Zealand) ngay trước mắt chúng ta", Nicola Toki, giám đốc điều hành của tổ chức bảo vệ môi trường Forest & Bird kiêm cán sự điều hành cuộc thi thường niên, chia sẻ.


Số lượng loài chim cánh cụt hoiho đang sụt giảm đáng kể. (Ảnh: Thomas Mattern).

Những con chim cánh cụt hoiho đang chịu nhiều mối đe dọa từ mọi phía, bao gồm bệnh tật, tấn công từ chó và sự săn mồi của các loài xâm lấn. Mùi hương đặc trưng của chúng hấp dẫn chó, khiến chúng có thể phát hiện ra từ khoảng cách xa.

Ngoài ra, chim cánh cụt hoiho còn bị mắc kẹt trong các lưới đánh cá đáy và đang phải vật lộn để tìm kiếm thức ăn. Bà Toki nhấn mạnh rằng loài chim này cần có các khu bảo tồn biển khẩn cấp để đảm bảo sự tồn tại của chúng.

Cuộc thi Bird of the Year (tạm dịch: "Chim của năm") được khởi động vào năm 2005 nhằm nâng cao nhận thức về tình trạng nguy cấp của các loài chim bản địa tại New Zealand. Trong bối cảnh nhiều loài đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng hoặc đã biến mất do sự xuất hiện của các loài xâm hại, hoạt động của con người và sự suy giảm môi trường sống.

New Zealand chỉ có các loài động vật có vú bản địa là dơi và các loài sinh vật biển. Vì vậy, chim bản địa được xem là biểu tượng đáng yêu và thường rất hiếm.

Qua nhiều năm, cuộc thi này đã trở thành một điểm nóng của những vụ bê bối, từ việc tôn vinh một loài dơi là quán quân năm 2021 đến những cáo buộc về sự can thiệp từ Nga vào năm 2019.

Cuộc thi kéo dài 2 tuần thu hút hơn 52.000 phiếu bầu, một sự sụt giảm đáng kể so với sự kiện năm 2023, khi có tới 350.000 phiếu bầu từ 195 quốc gia.

Trước đó, số lượng phiếu bầu nhiều đáng kể trên đến từ chiến dịch toàn cầu của danh hài và người dẫn chương trình John Oliver nhằm bảo vệ pūteketeke - một loài chim kêu với những nghi thức giao phối kỳ lạ.


Pūteketeke là loài chim phát ra những âm thanh kỳ lạ và có điệu nhảy đặc trưng vào mùa giao phối. (Ảnh: Shutterstock).

Chiến dịch mà Oliver bao gồm việc mua bảng quảng cáo ở New Zealand, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ấn Độ và bang Wisconsin của Mỹ. Thậm chí, một chiếc máy bay kéo theo băng rôn chiến dịch của loài pūteketeke còn bay qua các bãi biển của Rio de Janeiro ở Brazil.

Nỗ lực của Oliver đã được đền đáp khi pūteketeke trở thành quán quân năm 2023.

Hoiho, với 6.328 phiếu bầu, cũng nhận được sự ủng hộ từ những người nổi tiếng như nhà bảo tồn Jane Goodall, người dẫn chương trình Amazing Race Phil Keoghan, cùng với 2 cựu Thủ tướng Helen Clark và Chris Hipkins.

Tuy nhiên, cuộc thi năm nay mang tính chất “bản địa” hơn, theo lời Ellen Rykers từ Forest & Bird chia sẻ với RNZ.

Năm nay, các nhà vận động địa phương sử dụng các phương pháp quen thuộc để thu hút phiếu bầu, từ các meme cho đến việc xăm hình để thể hiện lòng trung thành.

Hoiho đã gia nhập hàng ngũ cùng loài kākāpō, trở thành loài chim thứ hai chiến thắng hai lần. Kākāpō giành chiến thắng vào các năm 2008 và 2020.

Cập nhật: 17/09/2024 Znews
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video