Giang mai: Căn bệnh từng giết chết hàng triệu người nhưng vẫn chưa có lời giải về nguồn gốc

Lịch sử của bệnh giang mai

Trong lịch sử, bệnh giang mai từng khiến 5 triệu người ở Châu Âu tử vong, thế nhưng nguồn gốc của loại bệnh này vẫn là một dấu chấm hỏi chưa lời giải đáp.

Tranh cãi nguồn gốc xuất hiện của bệnh giang mai

Lịch sử của bệnh giang mai đã được nghiên cứu kỹ lưỡng, nhưng nguồn gốc chính xác của bệnh vẫn chưa được xác định. Có hai giả thuyết được đặt ra: một giả thuyết cho rằng bệnh giang mai được mang đến châu Âu từ châu Mỹ bởi (các) thủy thủ đoàn của Christopher Columbus như một phần của quá trình trao đổi Colombia, trong khi giả thuyết kia cho rằng bệnh giang mai trước đây đã tồn tại ở châu Âu nhưng không được công nhận.


Một minh họa của họa sĩ người Đức Albrecht Dürer (1496) mô tả một người lính đánh thuê bị bệnh giang mai. Ở Châu Âu, căn bệnh này được cho là có nguyên nhân từ chiêm tinh.

Ngay từ thuở sơ khai, giang mai đã là một căn bệnh bị kỳ thị, các quốc gia, vùng lãnh thổ thường đổ lỗi cho các quốc gia láng giềng (và đôi khi là kẻ thù) về sự bùng phát của căn bệnh này. Vì vậy, cư dân của Ý, Đức và Vương quốc Anh ngày nay đặt tên bệnh giang mai là "bệnh Pháp", người Pháp đặt tên là "bệnh Neapolitan", người Nga gán cho tên "bệnh Ba Lan", người Ba Lan gọi là "bệnh Đức".

Người Đan Mạch, người Bồ Đào Nha và cư dân Bắc Phi đặt tên cho nó là "bệnh Tây Ban Nha/Castilian" và người Thổ Nhĩ Kỳ đặt ra thuật ngữ "bệnh Cơ đốc giáo".


Hình minh họa y học sớm nhất được biết đến về những người mắc bệnh giang mai, Vienna (Ý) năm 1498.

Hơn nữa, ở miền Bắc Ấn Độ, người Hồi giáo đổ lỗi cho người theo đạo Hindu đã làm bùng phát cơn hoạn nạn. Tuy nhiên, người Hindu đổ lỗi cho người Hồi giáo và cuối cùng mọi người đổ lỗi cho người châu Âu…

“Kẻ giết người” ở Châu Âu những năm 1945

Đợt bùng phát đầu tiên của bệnh giang mai được ghi nhận ở châu Âu xảy ra vào năm 1495 khi quân đội Pháp bao vây Naples (Ý). Căn bệnh này có thể đã lây lan đến người Pháp thông qua những người lính đánh thuê Tây Ban Nha phục vụ Vua Charles của Pháp trong cuộc bao vây đó.


Năm 1590, việc phát hiện ra guaiacum như một phương pháp phổ biến chữa bệnh giang mai. Mặc dù guaiacum không có tác dụng phụ khó chịu như thủy ngân, nhưng guaiacum không hiệu quả

Từ đây, dịch bệnh tràn qua châu Âu. Jared Diamond – nhà khoa học người Mỹ đã mô tả về bệnh giang mai lần đầu tiên ở Châu Âu vào năm 1495: “Mụn mủ thường bao phủ khắp cơ thể từ đầu đến đầu gối, khiến da thịt rơi ra khỏi mặt người và dẫn đến tử vong trong vòng vài tháng”.

Sau đó, căn bệnh này gây ra tỷ lệ người chết nhiều hơn so với hiện nay. Dịch tễ học của đợt dịch bệnh giang mai đầu tiên này cho thấy căn bệnh này là chủng mới hoặc là một dạng đột biến của chủng trước đó.

Và khi các cuộc chiến kéo dài trong 30 năm - một khoảng thời gian đủ không chỉ đối với các cuộc hôn nhân giữa lính đánh thuê và phụ nữ địa phương, có cả cưỡng hiếp và mại dâm - căn bệnh đã lan rộng nhanh chóng trên khắp châu Âu khi những người lính đánh thuê trở về quê hương của họ.

Có tới 5 triệu người chết vì căn bệnh này. Theo một nghiên cứu năm 2020, hơn 20% cá nhân trong độ tuổi 15–34 ở London vào cuối thế kỷ 18 đã được điều trị bệnh giang mai.

Cập nhật: 10/11/2022 SKĐS
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video