Giáo sư Harvard gọi dầu dừa là chất độc

Phát biểu của giáo sư – tiến sĩ Karin Michels, giám đốc Viện Dịch tễ học và phòng chống khối u (Đại học Freiburg – Đức), vừa gây bão khi gọi dầu dừa là "chất độc tinh khiết".

Giáo sư – tiến sĩ Karin Michels, một giáo sư của Trường Y tế Công cộng Harvard T.H. Chan (thuộc Đại học Harvard – Mỹ) và là giám đốc Viện Dịch tễ học và phòng chống khối u (Đại học Freiburg – Đức), vừa gây bất ngờ khi tuyên bố dầu dừa là một "chất độc tinh khiết".


Giáo sư – tiến sĩ Karin Michels - (ảnh cắt từ clip của Đại học Freiburg).

Báo cáo có nhan đề "Dầu dừa và các lỗi dinh dưỡng khác" được bà trình bày tại Đại học Freiburg. nhắm đến trào lưu dùng dầu dừa trong ăn uống với hy vọng giảm cân, chống lão hóa những năm gần đây. Tuy nhiên, giáo sư Michels khẳng định: "Dầu dừa là một trong những loại thực phẩm tồi tệ nhất bạn có thể ăn".

Theo bà, axit béo trong dầu dừa hầu hết là loại chất béo bão hòa – loại chất béo thường gặp trong mỡ động vật và có hại cho sức khỏe. Nếu xét theo độ dài chuỗi carbon, chỉ có 14% chất béo trong dầu dừa có độ dài chuỗi carbon trung bình, còn lại là axit béo chuỗi dài. Chuỗi carbon trong axit béo càng dài, loại chất béo đó càng có hại.


Dầu dừa không nên dùng trong ăn uống - (ảnh: The New York Post).

Xét theo loại chất béo, nấu ăn bằng dầu dừa thậm chí còn có hại hơn nấu bằng mỡ heo, bơ hay ăn một miếng thịt bò nhiều mỡ.

Theo một khảo sát quốc gia mới đây, có tới 70% người Mỹ lầm tưởng dầu dừa là một "siêu thực phẩm". Đồng tình với quan điểm của giáo sư Michels, bà Lily Soutter, chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu tại London (Anh), phát biểu với tờ Independent rằng dầu dừa hay được quảng cáo có nhiều lợi ích cho sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch, thậm chí giúp… điều trị Alzheimer. Tuy nhiên, các nhà thần kinh học phản đối điều này.

Đây không phải lần đầu các chuyên gia, cơ quan danh tiếng lên tiếng cảnh báo về phong trào dùng dầu dừa trong ăn uống. Cuối tháng 12/2017, Hiệp hội Tim mạch Mỹ (AHA) đưa ra khuyến cáo rằng. dầu dừa làm tăng cao lượng cholesterol xấu, từ đó tăng mạnh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Theo AHA, dầu dừa chứa lượng chất béo bão hòa cao gấp 6 lần dầu ô liu và chỉ cần một thìa cà phê nhỏ dầu dừa, bạn đã nạp vào cơ thể tới 13 g chất béo bão hòa, giới hạn tối đa mà AHA cho phép nếu bạn không muốn bị bệnh tim.


Dầu dừa làm tăng cao lượng cholesterol xấu, từ đó tăng mạnh nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.

Một giáo sư khác của Harvard là giáo sư – bác sĩ Qi Sun cũng nêu quan điểm đồng thuận với AHA trên The New York Times. Nhiều người cho rằng dầu dừa chứa chất chống oxy hóa phytochemicals nên rất tốt. Nhưung theo giáo sư Qi Sun, phytochemicals chỉ tồn tại trong dầu dừa nguyên chất, trong khi loại trên thị trường thường là loại tinh chế. Và cho dù bạn có tìm ra loại nguyên chất thì tác dụng chống oxy hóa của nó cũng vô cùng nhỏ so với tác hại lên hệ tim mạch.

Các chuyên gia và tổ chức nêu trên đều khuyến cáo người dân nên xếp dầu dừa chung nhóm chất béo động vật, coi tất cả chúng là thứ có hại cho sức khỏe. Nên thay thế bằng các loại chất béo thực vật như dầu ô liu, dầu mè, dầu đậu nành…. Các loại dầu này chứa chủ yếu là chất béo không bão hòa, tốt cho hệ tim mạch và mức cholesterol của bạn.

Cập nhật: 27/08/2018 Theo NLĐ
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video