Con người thời xưa từng sử dụng tử thi làm vũ khí chết chóc nhằm reo giắc nỗi sợ hãi và gây bệnh truyền nhiễm cho đối phương. Việc sử dụng xác chết trong chiến trận đã chứng minh hiệu quả khi nó gây ra tổn thất nghiêm trọng.
Lịch sử ghi nhận việc con người từng sử dụng tử thi làm vũ khí chết chóc trên chiến trường. Vào thời cổ đại, con người chưa biết đến sự lây lan của dịch bệnh nguy hiểm như thế nào. Tuy nhiên, họ biết rằng tử thi chính là nguồn bệnh. Do vậy, người ta đã sử dụng tử thi làm vũ khí.
Người xưa biết rằng tử thi là nguồn bệnh nên người ta đã sử dụng tử thi làm vũ khí.
Một trong những ghi chép sớm nhất về việc con người làm điều này là vào thế kỷ 14. Khi ấy, đại địch hạch hay còn gọi là Cái chết Đen bùng phát và càn quét khắp các nước châu Âu, vùng Cận Đông và Bắc Phi. Theo ước tính, khoảng 50 - 200 triệu người mất mạng vì dịch bệnh nguy hiểm này. Các chuyên gia, nhà khoa học cho hay Cái chết Đen khiến nhiều người mất mạng một phần là vì người ta sử dụng thi thể những người chết vì dịch hạch làm vũ khí nguy hiểm.
Cụ thể, người ta đã ném những xác chết qua bức tường của thành phố đang bị vây hãm khiến đối phương phải đầu hàng. Hậu quả là những thi thể thối rữa mang theo mầm bệnh đã làm lây lan dịch bệnh nhanh hơn và khiến nhiều người bỏ mạng vì đại dịch này hơn.
Một trường hợp khác sử dụng loại vũ khí nguy hiểm này là hoàng đế Trát Ni Biệt (Janibeg) của Hãn quốc Kim Trướng (tên gọi một Hãn quốc Hồi giáo Mông Cổ). Vào năm 1346, Trát Ni Biệt đã cho quân ném thi thể binh sĩ chết vì dịch hạch về phía thành lũy của lực lượng bảo vệ thành phố Caffa (lãnh thổ Crimea ngày nay). Chiến thuật này của Trát Ni Biệt đạt được hiệu quả khi binh sĩ và người dân trong thành phố Caffa dần nhiễm bệnh và mất mạng. Theo ước tính, vài nghìn người đã chết trong cuộc vây hãm của Trát Ni Biệt.