Giới khoa học giải mã nguồn thực phẩm tiềm năng cho loài người

Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đang nỗ lực tìm hiểu điều kiện sinh trưởng của loài nhuyễn thể krill, một nguồn dinh dưỡng tiềm năng cho con người với số lượng đông đảo tại Nam Cực được đánh giá là hơn mật độ dân số thế giới 7,5 tỷ người.

Thời gian gần đây, mối quan tâm về nhuyễn thể krill ngày càng tăng không chỉ vì biến đổi khí hậu mà còn bởi vì loài sinh vật thủy sinh nhỏ bé này đang bắt đầu được khai thác như một nguồn thực phẩm và dinh dưỡng bổ sung cho con người cũng như thức ăn dùng trong nuôi trồng thủy sản. Tuy nhiên, khoa học hiện đại không biết nhiều về những điều kiện giúp krill sinh trưởng.


Sự kết hợp hoàn hảo của gió và thuỷ triều giúp cộng đồng krill phát triển mạnh mẽ.

Kim Bernard, một nhà địa lý sinh học tại Đại học bang Oregon cùng một nhóm các đồng nghiệp đã tập trung nghiên cứu các điều kiện môi trường giúp hình thành nên các "cộng đồng" krill đông đúc và sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng biển Nam cực.

Trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Deep Sea Research ngày 5/7, các nhà khoa học cho rằng "chìa khóa" nằm ở sự kết hợp hoàn hảo của gió và thuỷ triều, theo đó các tập hợp nhuyễn thể krill tập trung tại Palm Deep Canyon, một vùng nước giàu thức ăn và dinh dưỡng cho loài krill, và được đưa vào gần bờ nhờ thủy triều và gió.

Khi gió thổi hướng Tây và thủy triều lên xuống 1 lần trong ngày, nhuyễn thể krill xuất hiện khắp nơi gần bờ, mang lại nguồn dinh dưỡng quý giá cho cá voi lưng gù và chim cánh cụt. Khi thủy triều chuyển sang lên xuống 2 lần/ngày, dòng chảy sẽ đẩy tập hợp krill ra xa bờ và tránh xa những kẻ thù.

Tương tự như vậy, gió thổi hướng Nam sẽ đẩy nhuyễn thể krill đi càng xa hơn và phân tách ra thay vì co cụm theo một tập hợp. Cơ chế này giúp cho cộng đồng nhuyễn thể krill tránh được "thảm cảnh" bị các loài săn mồi tiêu diệt hoàn toàn.


"Cộng đồng" krill đông đúc và sinh trưởng mạnh mẽ ở vùng biển Nam cực.

Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho rằng băng biển có thể đóng vai trò rất quan trọng đối với sự sống sót của nhuyễn thể krill nhưng cho tới nay chưa thể xác định chính xác lý do vì sao.

Bà Bernard cho biết khi lượng băng trên biển ở mức thấp, số lượng nhuyễn thể krill xuất hiện vào mùa Hè năm sau sẽ ít hơn hẳn.

Nhóm nghiên cứu cho rằng có thể là do sự thay đổi về lượng thức ăn của krill trong biển, hoặc có thể là băng biển cung cấp chỗ trú ẩn để nhuyễn thể krill tránh các loài săn mồi, hoặc sự tồn tại của băng biển ảnh hưởng đến dòng chảy theo cách nào đó.

Cập nhật: 07/07/2017 Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video