Hà Nội giám sát dịch E.coli tại sân bay

Sở Y tế Hà Nội vừa yêu cầu Trung tâm Kiểm dịch Y tế Quốc tế giám sát chặt chẽ hành khách nhập cảnh tại sân bay Nội Bài, phát hiện sớm, cách ly và chuyển tuyến điều trị kịp thời người mắc E.coli để ngăn ngừa việc lây nhiễm vào thành phố.

Trước tình hình dịch bệnh E.coli đang gây hoang mang tại Đức và nhiều nước châu Âu, Thái Lan cũng đã phát hiện mẫu hoa quả nhập khẩu nhiễm vi khuẩn này, Sở Y tế Hà Nội đã gửi công văn tới các đơn vị trong thành phố, yêu cầu giám sát chặt chẽ.

Cụ thể, Trung tâm Y tế dự phòng sẽ hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật trong giám sát, xử lý ca bệnh nhiễm khuẩn E.coli cho trung tâm y tế các quận, huyện, thị xã.

Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm phải phối hợp với các ngành liên quan kiểm tra vệ sinh thực phẩm, tập trung vào các cơ sở cung cấp, kinh doanh thực phẩm tươi sống, thức ăn đường phố...

Các trung tâm y tế, bệnh viện được giao nhiệm vụ giám sát chặt chẽ và phát hiện sớm ca bệnh tiêu chảy cấp nghi nhiễm E.coli để xử lý kịp thời không để lây lan, bùng phát thành dịch.


Khuẩn E.coli chết người đã được tìm thấy trên giá đỗ.
(Ảnh: Euronews.net).

Phó giáo sư Phùng Đắc Cam, chuyên gia nghiên cứu về vi khuẩn đường ruột, Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương cho biết, hiện Việt Nam chưa tìm thấy loại vi khuẩn E.coli đang gây bệnh tại Đức và một số nước châu Âu.

Trước lo ngại việc dịch có thể lan truyền - bởi thực tế đã có 2 người Mỹ tới Đức khi về nước bị nhiễm bệnh - giáo sư Phùng Đắc Cam khẳng định bệnh có thể lây từ người sang người nhưng rất ít, chủ yếu do ăn uống phải thực phẩm, nước bị nhiễm bẩn.

Hơn nữa, theo ông, đây là bệnh cấp tính, khi bị nhiễm vi khuẩn, người bệnh thường có biểu hiện ngay nên ít có khả năng di chuyển, do đó, nguy cơ dịch lan rộng ra các nước, trong đó có Việt Nam là rất khó. Dù vậy, tiến sĩ Cam cũng cảnh báo, Việt Nam là nước bị tiêu chảy do E.coli rất nhiều và thường xảy ra quanh năm, do đó không nên chủ quan.

"Để phòng bệnh, cách tốt nhất là ăn chín, uống sôi, việc ăn rau sống rất nguy hiểm bởi dù có được ngâm nước muối, thuốc tím cũng chỉ có tác dụng giảm vi khuẩn chứ không diệt được. Hơn nữa, có một số loại vi khuẩn đơn bào đường ruột có trong rau, dùng nước muối đặc và thuốc tím không những không có tác dụng diệt, mà còn khiến nó kháng lại và phát triển thêm", ông Cam nói.

Theo Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video