Hạc mũ đỏ Grus Japonensis

Ở các nước Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản người ta thường thấy những bức tranh vẽ hạc mũ đỏ cùng với cay tùng già, đẻ tượng trưng cho sự sống lâu. Thực ra, hạc mũ đỏ vẫn nói đến trong truyền thuyết là một loài thủy cầm lớn sống ở vùng đầm hồ, nước nông, không hề dính dáng gì đến cây tùng. Hơn nữa, tuổi thọ của nó cũng chỉ 20-30 năm, không lấy gì là sống lâu.

Hạc mũ đỏ Grus Japonensis

Hạc mũ đỏ tính tình cao nhã, hình thái đẹp, thuộc loại cao kều với 3 dài: mỏ dài, cổ dài và chân dài. Khi đứng, chúng cao trên 1m. Bộ lông màu trắng, họng, cổ và má màu nâu xẫm. Lông cánh  màu đen hình cung phủ trùm  lên lông đuôi màu trắng. Nhất là đỉnh đầu nổi bật với màu đỏ thắm giống như chiếc mũ đỏ, nên được gọi là hạc mũ đỏ.

Hạc mũ đỏ là loài chim di cư điển hình, hàng năm theo sự đổi mùa của thời tiết chúng di cư Nam Bắc một cách có quyluật. Chúng thường đậu thành đàn trên bãi lau sậy rộng rãi hoặc trong đầm hồ nhiều cỏ mọc bắt ăn các loài tôm, cá, trai ốc và thực vật. Cứ đến tháng 4 hàng năm chúng chọn đôi, sáng sớm hoặc chiều tối người ta thường nghe thấy chúng kêu gọi bạn, tiếng vọng xa 2-3km. Khi chọn bạn đời con đực chủ động vươn cổ xòe cánh, miệng kêu "cơ cơ" không dứt, con cái uốn nhảy "cơ a cơ a" đáp lời. Hai bên vừa nhảy vừa hát như vậy cho đến khi quyết định thành đôi, và sẽ sống với nhau cho đến hết đời.

Hạc mũ đỏ thường đẻ trứng vào hạ tuần tháng 4. Chúng không có thời kỳ xây tổ rõ rệt, chỉ trước khi đẻ mấy giờ mới chọn nơi cỏ rậm để làm tổ. Đẻ xong, con cái nằm ấp, con đực quanh quẩn bên tổ để bảo vệ. Khoảng 1 tháng trứng nở, trong thời gian đó khi con cái đi ra khỏi tổ kiếm mồi, con đực mới ấp thay.

Tháng 5, hạc non phá trứng chui ra, sau 20 giờ đã loạng choạng bước đi và bơi lội. Sau 3 tháng đã thành hạc lớn, tự do bay lượn, kiếm mồi. Từ thượng và trung tuần tháng 10, chúng theo cha mẹ xếp thành hình chữ nhân (/\) hoặc chữ nhất (-) từ Bắc di chuyển xuống phía Nam, bắt đầu cuộc hành trình hàng ngàn cây số. Mãi đến tháng 3 năm sau mới trở về cố hương.

Theo thống kê điều tra, tổng số hạc mũ đỏ hoang dã toàn thế giới chỉ còn khoảng 1200 con, được liệt vào danh sách động vật được bảo vệ.

H.T (Theo Bách khoa tri thức)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video