Hàng loạt “sóng thần” bùng phát trên mặt trời

Vệ tinh nhân tạo của Nhật Bản và Mỹ chụp lại hiện tượng hàng loạt cơn “sóng thần” lan rộng trên bề mặt Mặt trời với tốc độ khủng khiếp.

Theo các nhà khoa học, hiện tượng “sóng thần” này xảy ra khi mặt trời cùng giải phóng một lượng vật chất cực quang (CME) với mức năng lượng hoạt động rất lớn. Nói cách khác, chúng là những luồng hạt mang điện tích thoát ra từ tầng thượng quyển mặt trời, mang theo các luồng plasma siêu nóng.


Hai vệ tinh nhân tạo của Mỹ và Nhật đã chụp được cảnh tượng sóng thần di chuyển trên mặt trời - (Ảnh: BBC News)

Các nhà khoa học đã sử dụng hai vệ tinh nhân tạo Hinode của Nhật Bản và Solar Dynamics Observatory (SDO) của Mỹ để quan sát hiện tượng trên. Vệ tinh Hinode đã bắt đầu nghiên cứu mặt trời từ năm 2006 còn SDO bay quanh quỹ đạo Trái Đất năm 2010. Cả hai vệ tinh đều có thể tiếp nhận tia cực tím.

Dựa trên kết quả phân tích tia cực tím mà hai vệ tinh tiếp nhận từ làn sóng, các nhà khoa học đo được tốc độ di chuyển của những cơn sóng thần trên tầng thượng quyển mặt trời lên tới 400km/giây, nhiệt độ thô của nó lên đến 1 triệu độ.

Hiện tượng này xảy ra ngẫu nhiên và hiếm, khó có thể dự đoán trước thời điểm. Hiện mặt trời ở giai đoạn tích cực trong chu kỳ kéo dài 11 năm. Các nhà khoa học dự đoán, mặt trời sẽ đạt đỉnh của chu kỳ trong năm 2013.

Những đợt sóng thần trên mặt trời làm ảnh hưởng đến tín hiệu viễn thông trên trái đất.

Theo Tuổi Trẻ, BBC
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video