Hàng tỷ con cua tuyết biến mất bí ẩn khỏi Alaska

Lần đầu tiên các nhà chức trách phải hoãn thu hoạch cua tuyết Alaska do hàng tỷ con cua biến mất khỏi biển Bering trong những năm gần đây.

Ủy ban Ngư nghiệp Alaska và Hội đồng quản lý ngư nghiệp bắc Thái Bình Dương tuần trước thông báo quần thể cua tuyết ở biển Bering giảm xuống dưới ngưỡng bình thường. Số lượng cua tuyết giảm từ khoảng 8 tỷ con vào năm 2018 xuống 1 tỷ con trong năm 2021, theo Benjamin Daly, nhà nghiên cứu ở Cơ quan Cá và Giải trí Alaska.


Số lượng cua tuyết sụt giảm nghiêm trọng. (Ảnh: Alaska Journal)

"Từ trước tới nay, cua tuyết là loại cua dồi dào nhất ở biển Bering được đánh bắt thương mại. Vì vậy, việc hàng tỷ con cua biến mất khỏi quần thể rất đáng chú ý, trong đó bao gồm tất cả cua cái và con non", Daly cho biết.

Các cơ quan cũng thông báo ngừng thu hoạch cua vua đỏ ở vịnh Bristol năm thứ hai liên tiếp. Nhà chức trách đưa ra nguyên nhân là do tình trạng đánh bắt quá mức. Mark Stichert, điều phối viên quản lý đánh bắt cá tầng đáy và động vật có vỏ ở Cơ quan Cá và Giải trí Alaska, cho biết số cua đánh bắt ngoài biển nhiều hơn số cua thay thế tự nhiên. Theo ông, trong các đợt khảo sát vào năm 2021 và 2022, số cua tuyết đực trưởng thành giảm khoảng 40%. Tuy nhiên, điều này không thể giải thích nguyên nhân sụp đổ quần thể, Michael Litzow, giám đốc phòng thí nghiệm Kodiak của NOAA Fisheries, nhấn mạnh.

Litzow nói biến đổi khí hậu do con người gây ra là nguyên nhân quan trọng dẫn tới sự biến mất đáng báo động của cua tuyết. Đây là loài cua sống ở vùng nước lạnh và phân bố ở những khu vực có nhiệt độ nước dưới -2 độ C. Khi đại dương ấm lên và băng trên biển biến mất, vùng biển quanh Alaska trở thành nơi khó sinh sống với loài vật này.

Nhiệt độ quanh Bắc Cực đang ấm nhanh gấp 4 lần các nơi khác trên thế giới. Biến đổi khí hậu khiến băng trên biển ở Bắc Cực biến mất nhanh chóng, đặc biệt là biển Bering ở Alaska. Việc cấm đánh bắt do số lượng thấp và tiếp tục nghiên cứu là nỗ lực thiết yếu để khôi khục quần thể ở thời điểm này, theo Ethan Nichols, nhà sinh vật học quản lý khu vực ở Cơ quan Cá và Giải trí Alaska.

Hiện nay, một số con cua tuyết nhỏ chưa trưởng thành bắt đầu xuất hiện trong vùng. Nhưng cần ít nhất 3 - 4 năm nữa để chúng thành thục và góp phần khôi phục lại số lượng cả loài.

Trên thực tế cua tuyết là đặc sản, được tiêu thụ với lượng lớn. Cua tuyết Alaska thường có giá 25 USD mỗi pound (khoảng 50 USD một kg), rẻ hơn nhiều so với cua hoàng đế. Tại Việt Nam giá cua tuyết hiện được rao bán khoảng 1,8 triệu đồng/kg, nguyên con. Chân cua tuyết có giá 650.000 đồng một kg.

Tại Nhật Bản, loại này được hạn chế đánh bắt nên giá của chúng khá đắt đỏ và đa phần phục vụ nhu cầu trong nước. Trong một phiên đấu giá tại tỉnh Tottori Nhật cuối năm 2019 từng có một con cua tuyết được bán với giá kỷ lục 5 triệu yên (46.000 USD).

Cập nhật: 18/10/2022 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video