Hành tinh của Hệ mặt trời bị thất lạc trong vũ trụ

Các nhà thiên văn học đã thống nhất rằng Hệ mặt trời của chúng ta ban đầu hình thành từ 4 hành tinh khổng lồ, bao gồm sao Thổ, sao Hỏa, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Tuy nhiên, một nghiên cứu khoa học mới đây cho rằng Hệ mặt trời đã từng có 5 hành tinh khổng lồ.

Mô hình máy tính dựng bởi tiến sĩ David Nesvorny thuộc Viện nghiên cứu Southwest ở San Antonio (Mỹ) cho thấy dường như Hệ mặt trời không phải bắt đầu với 4 hành tinh khổng lồ như chúng ta nghĩ trước đây.


Hệ mặt trời từng có hành tinh khổng lồ thứ 5 

Bằng cách phân tích từ mô hình dựng trên máy tính, tiến sĩ Nesvorny nhận thấy rằng chỉ có 2,5% cơ hội hình thành Hệ mặt trời như hiện nay từ 4 hành tình khổng lồ ban đầu, trong khi, cơ hội phát triển Hệ mặt trời như hiện nay tăng gấp 10 lần nếu tồn tại một hành tinh khổng lồ thứ 5.

“Nhiều khả năng Hệ mặt trời có nhiều hơn 4 hành tinh không lồ lúc hình thành và có thể một số hành tinh đã bị đẩy ra khỏi Hệ mặt trời. Bằng chứng là các nhà khoa học gần đây đã phát hiện thấy một lượng lớn các hành tinh bay tự do trong vũ trụ”, tiến sĩ David Nesvorny giải thích.

Hệ mặt trời bắt đầu hình thành cách đây 4,5 tỷ năm khi một đám mây bụi vật chất khổng lồ và khi gas kết hợp với nhau để hình thành Mặt trời. Các hành tinh hình thành khoảng 10 triệu năm sau đó và quỹ đạo của chúng ban đầu không ổn định.

Các nhà khoa học ước tính Mặt trời đã trải qua 1/2 quãng đời của nó. Mặt trời sẽ ngừng hoạt động khi hết nhiên liệu hyđrô và bắt đầu đốt cháy khí heli, khiến Trái đất bị diệt vong. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra sau khoảng 5 tỷ năm nữa.

Theo Bee
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video