Hành tinh gần Hệ Mặt Trời nhất thực chất chỉ là một hành tinh "ma"

Alpha Centauri bb, hành tinh được xác định gần nhất so với Hệ Mặt Trời của chúng ta đã biến mất vào đầu tuần này. Các nhà khoa học nhận định trong một nghiên cứu mới rằng nó chưa bao giờ từng tồn tại.

Alpha Centauri bb thực ra là một hành tinh ma trong hệ mặt trời

Hành tinh Alpha Centauri bb được phát hiện quay quanh ngôi sao chủ gần với Hệ Mặt Trời nhất vào năm 2012. Thời điểm đó, nó được coi là một phát hiện đột phá. Alpha Centauri bb tồn tại như một hành tinh có khối lượng tương tự Trái Đất, quay quanh ngôi sao chủ ở khoảng cách tương đương Sao Thủy với Mặt Trời.


Alpha Centauri bb chỉ là một hành tinh “ma” trong cơ sở dữ liệu.

Điều khiến Alpha Centauri bb thu hút sự chú ý của các nhà khoa học đó là nó chỉ cách chúng ta 4,3 năm ánh sáng. Ở khoảng cách này, nó giành được vị trí quán quân cho hành tinh giống Trái Đất gần Hệ Mặt Trời nhất. Hệ sao mà hành tinh này tồn tại cũng trở thành bối cảnh cho các bộ phim viễn tưởng như Avatar và Transformers.

Tuy nhiên, một năm sau khi được phát hiện, một nhóm nghiên cứu độc lập đã không thể quan sát được Alpha Centauri bb. Họ tìm thấy những dấu hiệu rất yếu cho sự tồn tại của nó. Và tuần này, nghiên cứu chính thức được công bố đề xuất rằng Alpha Centauri bb thực chất chỉ là một hành tinh “ma” trong cơ sở dữ liệu.

Nghiên cứu này rung lên một hồi chuông báo động cho các nhà vật lý thiên văn đang tìm kiếm những hành tinh xa xôi. Đồng thời nó cũng nhắc nhở chúng ta về sự khó khăn của khoa học công nghệ hiện tại trong việc quan sát vũ trụ.

Thông thường, một hành tinh xa xôi được phát hiện theo hai cách. Các nhà khoa học quan sát ánh sáng phát ra từ ngôi sao để tìm kiếm dấu hiệu hành tinh quay xung quanh nó. Hoặc là họ sẽ xác định được sự “chao đảo” của ngôi sao, bằng chứng cho thấy nó đang kéo xung quanh một vài hành tinh.

Phương pháp thứ hai này phổ biến hơn trong việc tìm kiếm sự tồn tại của các hành tinh lớn, và nó đã được sử dụng để xác nhận sự tồn tại của Alpha Centauri bb. Tuy vậy, các tín hiệu từ hệ sao nơi Alpha Centauri bb đã không được theo dõi liên tục. Với kích thước ngang ngửa Trái Đất, Alpha Centauri bb cũng có nguy cơ cao bị nhầm lẫn bởi những tín hiệu nhiễu.


Năm 2012, Alpha Centauri bb được coi là một phát hiện đột phá.

Nhóm các nhà khoa học dẫn đầu bởi Vinesh Rajpaul, một sinh viên đang làm nghiên cứu sau tốt nghiệp tại Đại học Oxford đã nhận thấy rằng một ngôi sao phi hành tinh cũng có khả năng gây ra những tín hiệu ánh sáng khiến chúng ta lầm tưởng rằng nó đang có một hành tinh trên quỹ đạo. Họ đã tạo ra mô hình mô phỏng của một ngôi sao như vậy và khiến những hành tinh được quan sát thấy.

“Khi chúng tôi tạo ra các dữ liệu tổng hợp, hành tinh đó xuất hiện, mặc dù nó không hề tồn tại”, Rrajpaul nói với National Geographic.

Trước công bố này, Xavier Dumusque, người đã phát hiện ra Alpha Centauri bb đến từ Trung tâm Vật lý vũ trụ Smithsonian, Harvard thừa nhận rằng nghiên cứu của Rajpaul có tính thuyết phục. “Đây thực sự là một nghiên cứu tốt”, Xavier nói. “Chúng tôi chưa chắc chắn 100%, nhưng có lẽ hành tinh này khả năng cao là không tồn tại”.

Rõ ràng việc Alpha Centauri bb không có thật mà lại tồn tại như một hành tinh “ma” trong cơ sở dữ liệu của chúng ta suốt 2 năm là một điều tai hại. Tuy vậy, tin tốt rằng hầu hết các hành tinh chúng ta đã phát hiện bên ngoài Hệ Mặt Trời có nguy cơ rất thấp để đi theo vết xe đổ này. Các hành tinh được quan sát bằng kính thiên văn Kepler đang bay trong quỹ đạo, chúng không dễ bị đánh lừa bởi tín hiệu nhiễu. Dẫu vậy, trong tương lai các nhà khoa học vẫn phải cẩn thận hơn.

Theo Tinh Tế
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video