Hé lộ "thành phố ngầm" dưới dinh thự hoàng đế La Mã

Các nhà khảo cổ đã phát hiện một mạng lưới các đường hầm, tạo thành một thành phố ngầm, bị chôn vùi sâu dưới dinh thự của hoàng đế La Mã Hadrian ở gần Rome.


Một góc di tích khu dinh thự của Hoàng đế La Mã Hadrian hồi thế kỷ thứ 2 sau Công nguyên

Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu lập sơ đồ mạng lưới hầm ngầm và tin đây là những con đường từng được sử dụng cho xe bò kéo chuyên chở nô lệ, thực phẩm và các hàng hóa khác phía dưới lãnh địa rộng gần 120 hécta của hoàng đế La Mã.


Nhóm nghiên cứu đã bắt đầu lập sơ đồ mạng lưới đường hầm dưới khu dinh thự

Hoàng đế Hadrian đã cho xây dựng khu dinh thự ở Tivoli, gần Rome vào thế kỷ 2 sau Công nguyên. Khu dinh thự này bao gồm 30 tòa nhà được dùng làm các cung điện, doanh trại, nơi tắm nước khoáng, rạp hát và thư viện. Mỗi tòa nhà trong số đó đều có các vườn chăm tỉa công phu, bể bơi và vòi phun nước bao quanh.


Hệ thống đường hầm này được sử dụng cho xe bò kéo chuyên chở nô lệ, thực phẩm và các hàng hóa khác

Theo bản đồ do chuyên gia hang động Marco Placidi và một nhóm thuộc Hiệp hội khảo cổ học Sotteranei di Roma lập nên, đường hầm chính rộng chừng 3 mét, trải dài hơn 800 mét về phía đông bắc trước khi chuyển hướng sang phía nam và dẫn tới một đoạn đường vòng 700 mét. Các chuyên gia nhận định, đoạn đường vòng này có thể đóng vai trò như nơi quay đầu cho các loại xe kéo.


Đường hầm chính rộng gần 3 mét, trài dài hơn 800 mét về phía đông bắc trước khi chuyển hướng sang phía nam và dẫn tới một đoạn đường vòng 700 mét

Đường hầm chính được đặt biệt danh là Strafa Carrabile (nghĩa là Con đường ngầm vĩ đại ở Italia). Nó lớn hơn mọi đường hầm khác từng được phát hiện trước đây phía dưới khu dinh thự. Các nhà khảo cổ học đã khám phá ra sự tồn tại của nó khi tìm thấy một cái hố bị vùi lấp dưới các bụi cây dọc một lối đi tới gian trưng bày chính.

Vì một phần của đường hầm bị đất đá và gạch vụn rơi xuống theo thời gian chắn lối, nên nhóm khảo cổ đã phải huy động cả robot điều khiển, được trang bị các camera để thám hiểm những vùng họ không thể tiếp cận được.

Một số đường hầm bị đất đá theo thời gian chắn lối khiến các nhà nghiên cứu khó tiếp cận và phải sử dụng robot hỗ trợ thám hiểm.

Trong quá trình khai quật, các nhà khảo cổ học cũng đã phát hiện một đường hầm khác lớn hơn, rộng hơn 4,8 mét và có thể được sử dụng như một con đường đôi. Tuy nhiên, do có quá nhiều đất đá chắn lối nên nhóm nghiên cứu chưa thể thâm nhập và xác định đường hầm này dẫn tới đâu.

Theo Vietnamnet
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video