Hệ mặt trời có đuôi như sao chổi

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, một trong các phi thuyền của họ đã xác nhận nghi ngờ lâu nay cho rằng hệ mặt trời có đuôi như sao chổi.

Giới thiên văn học từng lý luận rằng trong lúc di chuyển xuyên không gian, hệ mặt trời đóng vai trò như bất cứ vật thể nào đang lướt trong một môi trường khác, ví dụ cụ thể nhất là giống như một thiên thạch rơi vào khí quyển Trái đất, và tạo nên một luồng khí kéo dài ở đằng sau.


Cái đuôi ấn tượng của hệ mặt trời - (Ảnh: NASA)

Tuy nhiên, đuôi của “bong bóng” mặt trời, gọi là nhật quyển, chưa từng thực sự được quan sát, cho đến mới đây.

Trang Space.com dẫn thông báo của NASA cho biết, Tàu thám hiểm Ranh giới liên hành tinh, gọi tắt là IBEX, đã lần đầu tiên thiết lập bản đồ ranh giới cho đuôi của nhật quyển.

Dựa trên dữ liệu hình ảnh do IBEX thu thập được trong 3 năm, các nhà nghiên cứu vẽ nên một cái đuôi, gọi là nhật vĩ, cấu thành từ các hạt di chuyển nhanh lẫn chậm.

Bất chấp chứng cứ mới do IBEX cung cấp, các nhà khoa học cho hay vẫn chưa rõ độ dài thật sự của cái đuôi này, chỉ đoán rằng nó trải dài gần 150 tỉ km.

“Nhật vĩ là dấu ấn của chúng ta trong dải Ngân hà, và đó là điều tuyệt vời khi bắt đầu hiểu được cấu trúc của nó”, theo Eric Christian của sứ mệnh IBEX tại Trung tâm Bay Không gian Goddard của NASA.

Ông cho hay bước kế tiếp là tập hợp các quan sát và dựng thành mô hình để tìm hiểu cặn kẽ hơn về nhật quyển, theo báo cáo trên chuyên san The Astrophysical Journal.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video