Đưa con người lên sao Hoả: Giấc mơ sắp thành hiện thực

Với khối lượng và khả năng tải vượt trội so với tên lửa đẩy Saturn đã từng đưa Neil Armstrong lên mặt trăng, tên lửa đẩy SLS hứa hẹn sẽ mở đường cho con người lên Sao Hỏa trong tương lai.


Tên lửa Saturn được sử dụng trước đây của NASA (trái), tàu con thoi (giữa) và phiên bản cỡ nhỏ của SLS (phải)

Cùng với các bức ảnh về SLS, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ NASA cũng tiết lộ rằng mẫu tên lửa mới có tên SLS (Space Launch System) có khả năng mang khối lượng hàng hóa lên tới 130 tấn vào quỹ đạo. SLS sẽ giúp chuyên chở các phi hành gia lên Trạm Vũ trụ Quốc tế ISS và sẽ giúp con người có thể đi đến những vùng xa xôi của hệ mặt trời.

Thậm chí, NASA còn đang hi vọng SLS có thể đưa con người lên Sao Hỏa và tạo ra những trạm vũ trụ khác nằm xung quanh các hành tinh ngoài Trái Đất.

"Tiềm năng sử dụng của SLS đối với khoa học sẽ tăng cường mối liên hệ giữa thám hiểm khoa học và hành trình tìm kiếm sự sống của loài người", phi hành gia John Grunsfeld, người hiện nắm vai trò quản trị liên kết khoa học cho Trung tâm NASA tại Washington khẳng định.


Quá trình tách của SLS trong không gian

"SLS hứa hẹn sẽ mang lại các thay đổi lớn trong quá trình thám hiểm hệ mặt trời và vũ trụ của chúng ta". Hiện đang trong quá trình xây dựng nhưng SLS được kỳ vọng sẽ trở thành tên lửa đẩy mạnh mẽ nhất của con người. Dự kiến, mẫu tên lửa này sẽ bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2017, giúp con người có thể thám hiểm những hành tinh mới ngoài không gian.

Trong chuyến bay thử đầu tiên của mình, SLS sẽ mang theo 77 tấn hàng hóa vào quỹ đạo quanh Trái Đất, tức là gấp khoảng 3 lần khối lượng tối đa mà tàu con thoi có thể chuyên chở hiện nay. Tiếp đó, SLS sẽ tiếp tục được phát triển để nâng khối lượng vận chuyển tối đa lên tới 143 tấn, lớn hơn rất nhiều so với tất cả các loại tên lửa đẩy hiện nay.

"Trong khi mọi người đều nghĩ rằng SLS sẽ giúp con người thám hiểm, tên lửa này có thể được áp dụng và rất nhiều lĩnh vực khác, bao gồm cả khoa học vũ trụ", Steve Creech, phó giám đốc dự án phụ trách chiến lược và hợp tác của SLS khẳng định.


SLS lớn hơn tất cả các loại tên lửa đẩy hiện nay

Các nhà khoa học NASA hiện đang đánh giá xem liệu việc phóng các tàu vũ trụ có robot vào không gian xa với tên lửa SLS, ví dụ như nhiệm vụ Europa Clipper phóng tàu lên mặt trăng của sao Mộc, có thể đem lại những lợi ích nào. Họ cũng sẽ tính toán xem liệu SLS có giúp các tàu vũ trụ có thể bay theo đường thẳng đến những hành tin xa xôi của hệ mặt trời, thay vì phải sử dụng trọng lực của các hành tinh để tăng tốc như hiện nay hay không.


Ảnh dựng về quá trình phóng của SLS

Ví dụ, trong nhiệm vụ Europa Clipper, nếu thành công SLS sẽ giúp giảm một nửa thời gian bay so với các tên lửa đẩy khác hiện nay.

"Trong suốt quá trình phóng tên lửa vào vũ trụ, những người thiết kế nhiệm vụ đã phải làm việc với những giới hạn nhất định về trọng lượng và không gian bên trong", ông Creech cho biết. "Tùy thuộc vào độ lớn, tốc độ tối đa sẽ bị giới hạn, và điều này có thể giới hạn khoảng cách trong một số trường hợp. Do đó, nếu bạn muốn lên các hành tinh cách xa chúng ta, bạn vẫn sẽ phải cố gắng chui vừa vào "cái hộp giới hạn" này. Với SLS, chúng tôi sẽ giúp cho "cái hộp" có thể lớn hơn hiện tại", Steve Creech, phó giám đốc dự án phụ trách chiến lược và hợp tác của SLS, nói.


Ảnh dựng về quá trình chuẩn bị phóng SLS

Theo ông Creech, với tàu con thoi hiện tại, NASA chỉ có thể phóng các kính viễn vọng có độ lớn bằng một chiếc xe buýt, ví dụ như kính viễn vọng Hubble. Nhờ có SLS, khả năng chế tạo ra những chiếc tàu con thoi có độ lớn gấp nhiều lần hiện tại sẽ "mở ra những cách nghĩ mới về quá trình lên kế hoạch và thiết kế các nhiệm vụ khoa học vũ trụ".

Reggie Alexander, giám đốc của ACO (Phòng phụ trách Các dự án Cao cấp) cho rằng: "SLS sẽ thay đổi hoàn toàn cục diện các nhiệm vụ thám hiểm không gian. SLS sẽ cho phép chúng ta làm những điều hiện giờ chỉ có trong mơ, ví dụ như thu thập mẫu bụi từ mặt trăng Enceladus của sao Thổ".

Theo Vnreview
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video