Hiện tượng gió trên Kim Tinh

Có một điều ai cũng biết rằng đó là gió trên Kim Tinh cực nhanh và mạnh. Hiện tại, tàu thăm dò Venus Express của ESA lần đầu tiên xây dựng một hình ảnh 3 chiều về gió cho cả một vùng bán cầu.

Tàu Venus Express đi một quĩ đạo thuận lợi quanh hành tinh này và một bộ công cụ duy nhất. Tàu có khả năng để quan sát kĩ lưỡng những lớp khí quyển dày và có được một hình thành thật sự trên hành tinh này.

Vệ tinh này liên tục theo dõi hành tinh này từ 2006, và các nhà khoa học bây giờ có đủ dữ liệu để bắt đầu xây dựng một bức tranh hoàn chỉnh về hiện tượng trong khí quyển của Kim Tinh.

Máy đo quang phổ VIRTIS đang nghiên cứu những lớp mây dày đặc phủ quanh Kim tinh, và thu thập dữ liệu về gió. Khu vực được nghiên cứu trải dài từ độ cao 45 đến 70 km phía trên bề mặt và phủ cả bán cầu nam đến xích đạo.

Đó là vị trí mà vệ tinh thăm dò đạt được vị trí cao nhất trong quĩ đạo của mình (khoảng 66000km), cho phép các công cụ có thể thu thập dữ liệu toàn cảnh.

Hình ảnh mô phỏng quá trình tuần hoàn của gió trên Sao Kim.

Agustin Sanchez-Lavega, từ Universidad delPais Vasco tại Bilbao, Tây Ban Nha, dẫn đầu nhóm nghiên cứu về thiết lập bản đồ gió 3 chiều với dữ liệu từ những năm quan sát đầu tiên của VIRTIS. "Chúng tôi tập trung vào những đám mây và sự chuyển dịch của chúng. Việc theo dõi chúng trong thời gian dài mang lại cho chúng tôi thông tin chính xác về tốc độ gió mà làm cho mây di chuyển theo và sự thay đổi của gió nữa", ông cho hay.

Việc quan sát những đám mây của các độ cao khác nhau là khả thi khi công cụ này có khả năng nhìn xuyên qua các chướng ngại. "VIRTIS hoạt động ở các bước song khác nhau, mỗi bước sóng sẽ nhìn xuyên qua các tầng mây đến một độ cao khác", Ricardo Hueso cũng từ Universidad, đồng tác giả của nghiên cứu này cho biết thêm.

"Chúng tôi đã nghiên cứu ba lớp khí quyển và đã theo dõi sự chuyển động của hàng trăm đám mây ở mỗi tầng như vậy. Điều này chưa được thực hiện trước đây trên phạm vi rộng lớn".

Tổng cộng nhóm đã theo dõi 625 đám mây tại độ cao 66km, 662 tại độ cao 61 km, và 932 tại độ cao 45-47km, vào ban ngày lẫn đêm. Những tâng mây đơn lẻ được chụp trong vòng một vài tháng khoảng 1-2 giờ mỗi lần.

"Chúng tôi đã biết được rằng giữa xích đạo và 50-55 độ nam, tốc độ gió thay đổi rất nhiều, từ khoảng 370 km/h ở đô cao 66km đến 210 km/h ở độ cao 45-47km", Sanchez-Lavega cho biết.

Sanchez và cộng sự thấy rằng tốc độ của gió khu vực phụ thuộc nhiều vào thời gian ở đó.

Sự khác biệt trong nhiệt lượng Mặt Trời đến Kim Tinh vào buổi sáng và chiều tối - gọi là hiệu ứng thủy triều Mặt Trời (solar tide effect) - ảnh hưởng đến động lực học của khí quyển rất lớn, làm cho gió thổi mạnh hơn vào lúc chiều tối.

Trung bình, gió có lại tốc độ ban đầu trong vòng 5 ngày, nhưng cơ chế hình thành chu kì này được được nghiên cứu thêm.

"VIRTIS sẽ tiếp tục cho những quan sát của mình, và trong vòng vài năm tới, chúng tôi hi vọng sẽ hiểu chính xác hơn nữa tính ổn định và thay đổi của gió tại những tần mây thấp và cao ra sao", kết luận bởi Giuseppe Piccioni từ viện thiên văn quốc gia tại Rome, Ý.

Bài do bạn đọc Trần Bá Hoàng Long cung cấp.
Email: longfigo.1988@gmail.com

Anh Minh - PAC.News (Theo SpaceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video