Hình ảnh hé lộ nơi lạnh, cô lập nhất trong vũ trụ

Trong một bầu trời đầy sao, hình ảnh vũ trụ này cho thấy một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm của nó.

>>> Cơ hội đầu tiên chiêm ngưỡng siêu lỗ đen

Lỗ đen khổng lồ này chính là một đám mây vật chất - được biết đến như một đám mây phân tử tối - ngăn chặn tất cả ánh sáng đi qua nó. Tại đây, sự tập trung cao của bụi và khí phân tử hấp thụ tất cả ánh sáng nhìn thấy được phát ra từ những ngôi sao. Phần lõi của những đám mây phân tử là những nơi lạnh nhất và cô lập nhất trong vũ trụ.


"Lỗ đen" kỳ lạ được cho là đám mây phân tử tối. Phần lõi của những
đám mây phân tử là những nơi lạnh nhất và cô lập nhất trong vũ trụ.

Barnard 68 nằm theo hướng chòm sao Ophiuchus là một trong các đám mây phân tử đáng chú ý nhất. Các nhà thiên văn học cho biết không thấy có ngôi sao nào ở vùng trung tâm có nghĩa là Barnard 68 ở tương đối gần. Khi đó, Barnard 68 ở xa khoảng 500 năm ánh sáng và rộng chừng nửa năm ánh sáng.

Tuy nhiên, người ta vẫn chưa biết chính xác cách thức các đám mây phân tử như Barnard 68 hình thành nhưng người ta biết rằng những đám mây này có khả năng là nơi các ngôi sao mới hình thành.

Thật vậy, Barnard 68 được phát hiện khi nó đang có dấu hiệu tan rã và hình thành nên một hệ thống ngôi sao mới. Người ta có thể nhìn xuyên qua đám mây phân tử này trong vùng ánh sáng hồng ngoại.

Theo Bee
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video