Hố thiên thạch rộng 2.500m nhìn từ vũ trụ

Thiên thạch đâm xuống sa mạc Namib cách đây khoảng 5 triệu năm, để lại chiếc hố lớn giữa vùng cát đỏ.

Phi hành gia thuộc Đoàn thám hiểm 62 trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh hố thiên thạch Roter Kamm khi bay qua sa mạc Namib, một trong những sa mạc cổ xưa nhất thế giới, SciTechDaily hôm 19/2 đưa tin. Hố thiên thạch này sâu khoảng 130m và có đường kính 2.500m.


Hố thiên thạch Roter Kamm sâu 130m trên sa mạc Namib. (Ảnh: NASA Earth Observatory).

Các nhà địa chất cho rằng một thiên thạch với kích thước tương đương một chiếc xe lớn lao qua khí quyển Trái đất và đâm xuống sa mạc Namib cách đây khoảng 5 triệu năm. Hố va chạm do nó tạo ra dần dần bị phủ kín bởi những hạt cát màu đỏ và cam do gió thổi tới.

Qua hàng tỷ năm, nhiều thiên thạch đã lao qua khí quyển Trái đất và để lại "sẹo" dưới dạng những hố va chạm. Hơn 100 tấn vật chất từ các vật thể gần Trái đất, gồm các mảnh đá và vụn từ tiểu hành tinh hay sao chổi với đường kính từ nhỏ như hạt bụi đến 1 m, dội xuống hành tinh xanh mỗi ngày. Đôi khi con người bắt gặp chúng phát sáng và phân rã trong tầng trung lưu, trở thành "sao băng", trước khi chạm tới mặt đất.

Thiên thạch gây thiệt hại nghiêm trọng cho bề mặt Trái đất rất hiếm gặp. Chúng chỉ xuất hiện khoảng 2.000 năm một lần. Các thiên thạch lớn đủ để gây ra những sự kiện ở mức tuyệt chủng, ví dụ sự kiện đại tuyệt chủng Cretaceous-Tertiary (KT), đâm xuống bề mặt Trái đất khoảng vài triệu năm một lần.

Cập nhật: 21/02/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video