Hố xanh sâu 20 mét ngoài khơi Australia

Các nhà khoa học phát hiện hố xanh ở ngoài khơi Australia có rặng san hô khỏe mạnh bất chấp hiện tượng san hô chết hàng loạt xung quanh.

Một nhóm nhà khoa học thám hiếm hố xanh sâu thẳm (Blue Hole) ở rạn san hô Great Barrier. Hố xanh này nằm cách đảo Daydream ở ngoài khơi phía đông bắc Australia hơn 200km, Sun hôm 31/10 đưa tin.

Trước đây, giới nghiên cứu biết rất ít về hố xanh này. Khám phá sơ bộ cho thấy dù hiện tượng san hô mất màu (coral bleaching) lan rộng trong khu vực, đây là ngôi nhà của những quần thể san hô khỏe mạnh.


Hố xanh ngoài khơi Australia nhìn từ trên cao. (Ảnh: Instagram).

Johnny Gaskell, nhà sinh vật học hải dương ở Whitsundays, Australia, chia sẻ ảnh chụp hố xanh trên mạng xã hội Instagram.

"Các nhà địa chất học từng miêu tả hố xanh này có thể lâu đời hơn Hố xanh Lớn nổi tiếng ở Belize. Nó nằm ở một trong những nơi ít được khám phá nhất của rạn san hô Great Barrier, cách đảo Daydream hơn 200km. Để tới đó, chúng tôi phải di chuyển trong đêm hơn 10 tiếng và canh thời gian thủy triều thật chuẩn. Nhưng nỗ lực rất đáng giá!", Gaskell chia sẻ.

Đội thợ lặn chỉ lặn tới độ sâu hơn 20m bên trong hố xanh, trước khi gặp lớp trầm tích thoải dần tới trung tâm hố.

Phát hiện san hô khỏe mạnh trong hố xanh có thể gây bất ngờ cho các chuyên gia, sau khi hiện tượng san hô mất màu hàng loạt xuất hiện ngày càng nhiều ở rạn Great Barrier. San hô ở đây đã trải qua hai sự kiện mất màu hàng loạt liên tiếp vào năm 2016 và đầu năm nay, khiến giới chuyên gia lo ngại về khả năng tồn tại sau những sự kiện do biến đổi khí hậu gây ra của rạn.

Tình trạng san hô mất màu kéo dài tới 6 tuần. Những gốc san hô có thể hồi phục nếu nhiệt độ giảm và tảo biển quay trở lại. Nhưng san hô bị mất màu mạnh sẽ chết và bị bao phủ bởi tảo biển. Phát hiện san hô khỏe mạnh ở hố xanh mang lại hy vọng về khả năng hồi phục của rạn san hô Great Barrier.


Hố xanh cách đảo Daydream hơn 200km. (Video: Instagram).

Hố xanh là một hố sụt trải rộng bên dưới mặt nước biển. Loại hố này hình thành trong suốt thời kỳ băng hà, khi mực nước biển thấp hơn 100 - 120m so với hiện tại.

Theo thời gian, nước chảy từ sông băng bắt đầu hòa tan nền đá vôi, tạo thành các hố sụt với những hang động lớn bên dưới. Vòm của các hang động này cuối cùng sẽ sụp đổ, để lại miệng hố sâu. Khi sông băng trong kỷ băng hà dần dần tan chảy, nước lấp đầy các hố sâu trên mặt đất, tạo ra hố xanh ngày nay.

Dù các nhà khoa học tìm thấy những hố xanh trên khắp thế giới, ví dụ nổi tiếng nhất có lẽ là hố xanh ở Belize, có bề rộng hơn 30m và độ sâu 125m, được cho là lớn nhất thế giới.

Cập nhật: 02/11/2017 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video