Hóa thạch lợn khuôn trong hổ phách 30 triệu năm

Khối cổ đại lưu giữ nguyên vẹn hóa thạch lợn khuôn, loài động vật không xương sống ở kỷ Đệ Tam có nhiều điểm giống ve và gấu nước.


Hóa thạch lợn khuôn. (Ảnh: Fox News).

Các nhà nghiên cứu phát hiện hóa thạch của một động vật không xương sống có biệt danh "lợn khuôn" trong khối hổ phách 30 triệu năm tuổi ở Myanmar. Những sinh vật tý hon này không dài quá 100 micromet, phát triển bằng cách lột xác và ăn nấm. Chúng có chung một số đặc điểm với ve và gấu nước, nhưng chưa từng được bắt gặp trước đây, do đó giới chuyên gia cho rằng chúng là loài mới.

Nhà nghiên cứu George Poinar Jr. ở Đại học Oregon, Mỹ, đặt tên cho sinh vật mới là Sialomorpha dominicana, ghép từ sialos (lợn béo) và morphe (hình dáng) trong tiếng Hy Lạp. "Lợn khuôn không thuộc bất kỳ nhóm động vật không xương sống nào còn tồn tại ngày nay. Vài trăm hóa thạch lợn khuôn được bảo quản trong hổ phách chia sẻ môi trường nóng ẩm cùng với bọ cạp giả, giun tròn, nấm và động vật nguyên sinh", Poinar cho biết.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra lợn khuôn chỉ tồn tại vào giữa kỷ Đệ Tam, thời kỳ bắt đầu cách đây 65 triệu năm và kéo dài hơn 63 triệu năm. Các nhà nghiên cứu chỉ có thể phát hiện lợn khuôn qua kính hiển vi. Chúng có phần đầu linh hoạt và 4 cặp chân. Ở cuối mỗi chân của chúng không có càng như ve và gấu nước, theo Poinar.

Cập nhật: 09/10/2019 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video