Hướng dẫn cách tự kiểm tra xem mạch máu có bị tắc hay không

Cơ thể sống được là nhờ máu. Mạch tắc gây thiếu máu, khi đó là nguy rồi, đủ thứ chuyện có thể phát sinh từ đây, đau chỗ này chỗ khác, hoại tử, đột quỵ... Để tự cứu mình, hãy kiểm tra xem mạch máu có bị tắc không trước khi quá muộn.

Xơ mỡ động mạch do có mảng xơ mỡ đóng ở thành mạch máu, ngày càng dày lên làm lòng mạch hẹp dần lại, máu ứ lại và đóng thành cục máu đông gây tắc mạch tại chỗ, làm cho máu không thể lưu thông qua, rất nguy hiểm.

Mạch máu bị tắc nghẽn là kết quả từ quá trình tích lũy lâu dài, giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì, nhưng khi có triệu chứng thì sẽ bắt đầu xuất hiện từ đâu? Bàn chân là cơ quan kết thúc của cơ thể, cũng là nơi cách xa tim nhất, nếu mạch máu có vấn đề, chân là cơ quan cảm nhận được đầu tiên.

Hai triệu chứng đầu tiên của hiện tượng tắc mạch, một là chân có cảm giác lạnh sởn gai ốc, hai là khi đi bộ chưa lâu đã thấy chân mỏi.

Ngoài ra, còn có một số tín hiệu tương đối rõ ràng có thể cảm nhận được qua kiểm tra mạch đập ở gần cổ tay, và tại điểm chính giữa cao nhất ở mu bàn chân.


Mạch máu có bị tắc hay không? Hãy chạm vào mu bàn chân, để tự kiểm tra mạch máu và để tự cứu mình. (Ảnh: Internet).

Khi nhẹ nhàng chạm vào mu bàn chân, bạn có thể cảm nhận được mạch đang đập. Nếu chỉ chạm nhẹ nhàng là cảm nhận được mạch này, chứng tỏ máu của bạn đã được lưu thông tới phần chân, động mạch hoạt động bình thường. Sau khi bạn đi bộ được một đoạn, thử kiểm tra lại mạch này, lại không cảm nhận thấy được, lúc này rất có thể động mạch máu của bạn đã hơi bị tắc.

Các triệu chứng biểu hiện khi tắc mạch nặng

Khi mạch máu bị tắc nặng, có thể xuất hiện các tình trạng kỳ lạ khác nhau – hoặc các cơn đau không liên tục. Ví dụ: như triệu chứng tắc động mạch máu điển hình ở người già đó là, đi được một lát liền cảm giác không nhấc chân nổi, chân cảm giác rất mỏi, phải nghỉ một lát thì mới có thể đi được, mạch máu không thể liên tục tuần hoàn.

Những cơn mỏi này của chân, không phải là do khớp gối có vấn đề, mà nguyên nhân là do đau cơ, bởi cơ bắp khi vận động cần một lượng ôxy rất lớn, mà mạch máu lại không thể kịp thời cung cấp đủ nên gây ra hiện tượng này.


Khi mạch máu bị tắc nặng, có thể xuất hiện các tình trạng kỳ lạ khác nhau – hoặc các cơn đau không liên tục.

Chỉ cần một cách nhỏ sau đây, để tự kiểm tra tình trạng của mạch máu

Nâng cao chân, tạo thành góc 45 độ, khoảng 2 phút, sau đó quan sát hai chân của mình. Hãy chú ý quan sát hai chân của bạn, có chân nào bị nhợt nhạt đi không, thậm chí màu sắc da chân có một chút thay đổi như sáp ong trắng không, hay có cảm giác như da chân của mình chuyển màu không. Sau khi duỗi chân lại bình thường, nếu hai chân hơi đỏ lên, đây là hiện tượng chân bị thiếu máu.

Nếu có hiện tượng trên, bạn hãy đi tới bệnh viện chuyên khoa để làm các xét nghiệm về mạch máu có liên quan.

Khi xảy ra tình trạng đông máu cấp tính, bạn sẽ cảm thấy chân mình bỗng nhiên mỏi rã rời. Lúc đó, có thể khẳng định chắc chắn là bởi các cục máu đông tắc lại gây ra hiện tượng này, tình trạng này rất nguy hiểm, nếu các cục máu đông dịch chuyển về vị trí của tim, gây ra tắc mạch, sẽ dẫn đến nguy cơ bị nhồi máu cơ tim. Vì vậy, mỗi người đều nên tự áp dụng cách tự kiểm tra này, để kiểm tra xem mạch máu của mình có bị tắc hay không.

Cập nhật: 22/06/2016 Theo daikynguyen
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video