Hy vọng mới cho hệ sinh thái biển

Các nhà khoa học đã cùng cộng tác trong một đánh giá gây chấn động về tinh trạng của ngành cá biển và hệ sinh thái biển. Nghiên cứu kéo dài 2 năm này, do Boris Worm thuộc Đại học Dalhousie và Ray Hilborn thuộc Đại học Washington chỉ đạo cùng một nhóm 19 đồng tác giả, cho thấy những thành công ban đầu của những phương pháp kiềm chế việc lạm dụng đánh bắt tại 5 trong 10 hệ sinh thái biển lớn.

Bài báo, được công bố trên tạp chí Science ngày 31 tháng 7, cung cấp những hy vọng mới cho việc tái xây dựng ngành cá biển.

Nghiên cứu có hai mục địch: để xem xét những xu hướng hiện tại đối với sự phong phú của các loài cá và tỷ lệ khai thách (lượng cá được đánh bắt) và để nhận biết những công cụ mà các nhà quản lý có thể áp dụng trong nỗ lực tái xây dựng nguồn cá cạn kiệt của đại dương. Nghiên cứu này là một bước tiến quan trọng vì nó cho thấy tỷ lệ đánh bắt cá đã giảm ở một số khu vực trên toàn cầu, do đó đã có một số tín hiệu phục hồi. Thêm vào đó, nghiên cứu này cũng là minh chứng cho thấy việc quản lý phù hợp có thể góp phần tái xây dựng nguồn cá biển.

Đây là tin tức tốt lành cho một số khu vực tại Hoa Kỳ, Iceland và New Zealand. Hilborn cho biết: “Những hệ sinh thái được quản lý chặt chẽ này đang cải thiện. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều công việc phía trước: trong tất cả các nguồn cá chúng tôi kiểm tra, 63% vẫn nằm dưới mục tiêu đặt ra và vẫn cần nỗ lực tái thiết”.

Worm thêm vào: “Nếu nhìn một cách tổng thể, chúng tôi vẫn thấy xu hướng đáng lo ngại của việc giảm sút nguồn cá biển. Tuy nhiên bài báo này cho thấy đại dương của chúng ta không phải đã hoàn toàn hết hy vọng. Kết quả đáng khích lệ là tỷ lệ khai thác – tác nhân chính dẫn đến việc cạn kiệt nguồn tài nguyên cá biển – đang giảm dần tại một nửa trong 10 hệ sinh thái được đánh giá chi tiết. Điều này có nghĩa rằng việc quản lý ở những khu vực đó đang tạo ra cơ sở cho việc phục hồi kinh tế và sinh thái. Đây chỉ là khởi đầu – nhưng nó đem lại hy vọng rằng chúng ta sẽ có đủ khă năng để kiểm soát việc lạm dụng đánh bắt”.

Các tác giả cũng cảnh báo rằng phân tích của họ hầu hết chỉ bó hẹp trong phạm vi những ngư trường được quản lý chặt ở những nước phát triển, nơi dữ liệu khoa học về sự phong phú của cá được thu thập. Họ cũng chỉ ra rằng những hành động lạm dụng đánh bắt chỉ đơn giản chuyển đến những nước với hệ thống pháp lý và khả năng thi hành luật yếu hơn.

Trong khi hầu hết những tiến bộ ở một số hệ sinh thái biển do sự quản lý của một số quốc gia giàu có, thì vẫn có những trường hợp ngoại lệ. Ví dụ, tại Kenya, các nhà khoa học, các nhà quản lý và các cộng đồng địa phương đã cùng phối hợp để đóng cửa một số khu vực quan trọng không cho đánh bắt, đồng thời cấm một số thiết bị đánh cá. Điều này dẫn đến sự gia tăng số lượng và kích thước cá biển, và từ đó dấn đến sự gia tăng thu nhập cho ngư dân. Tim McClanahan thuộc Hiệp hội bảo tồn đời sống hoang dã tại Kenya cho biết: “Những thành công này mang tính chất địa phương – nhưng cũng truyền cảm hứng cho những nơi khác học theo”.

Đồng tác giả Jeremy Collie thuộc Đại học Rhode Island, cho biết: “Chúng tôi biết rằng chúng ta có thể khai thác nhiều cá hơn mà để lại ít hậu quả hơn với môi trường, nếu chúng ta chậm lại và để cho các đàn cá hồi phục. Các nhà khoa học và các nhà quản lý, không chỉ ở Iceland và Kenya, đã đạt được những thành công ban đầu trong việc cắt giảm lạm dụng đánh bắt và tái thiết nguồn cá biển bất chấp những thách thức khó khăn”.

Các tác giả nhấn mạnh rằng các giải pháp quản lý đang sẵn sàng để giúp tái xây dựng nguồn cá biển. Họ phát hiện rằng sự kết hợp các phương pháp, ví dụ như hạn ngạch đánh bắt và quản lý cộng đồng đi đôi với đóng cửa một số khu vực đánh bắt chiến lược, quy vùng, thiết bị đánh bắt có chọn lựa, và các khích lệ kinh tế sẽ đem lại hứa hẹn cho việc phuc hồi nghề cá biển và hệ sinh thái. Tuy nhiên, đồng tác giả Beth Fulton thuộc CSIRO từ Oceans Flagship tại Úc, cho biết: “những bài học từ một nơi cần được áp dụng thật cẩn thận ở một khu vực mới, không có giải pháp nào là hoàn hảo cho tất cả. Những nỗ lực quản lý cần được biến đổi đểp hù hợp với hoàn cảnh và con người”.

Theo phân tích của các tác giả, Alaska và New Zealand đang dẫn đầu thế giới về sự thành công trong quản lý bằng cách không chờ đợi cho đến khi phải cần đến những biện pháp cấp bách để bảo tồn, phục hồi và tái xây dựng tài nguyên biển. Một số khu vực khác đang dần phục hồi từ việc lạm dụng đánh bắt: độ phong phú của cá đã tăng lên trên mức trung bình trong một thời gian dài tại Iceland, Đông Bắc Hoa Kỳ và California Current.

Tàu đánh cá. Những phương pháp kiềm chế việc lạm dụng đánh bắt đã đạt được những thành công ban đầu tại 5 trong 10 hệ sinh thái biển lớn. (Ảnh: iStockphoto/Grant Dougall)

Đây là nghiên cứu tiếp nối báo cáo năm 2006 trên tờ Science của Worm và các tác giả khác, nhấn mạnh xu hướng toàn cầu theo hướng cạn kiệt nguồn cá biển. Kết quả của báo cáo đó đã dẫn tới sự bất đồng giữa Worm và Hilborn. Tuy nhiên, qua những lần thảo luận sau đó hai nhà khoa học nhận ra cả hai cùng có một mục đích chung. Họ quyết định hợp tác để đánh giá một cách chi tiết hơn về tài nguyên cá biển của thế giới, và đã quy tụ nhiều nhà khoa học ngành cá và sinh thái học tài năng nhất trong một nghiên cứu kéo dài 2 năm tại Trung tâm tổng hợp và phânt ích sinh thái quốc gia (NCEAS) tại Santa Barbara, California.

Ana Parman thuộc Centro Nacional Patagónico tại Argentina, giải thích: “Trước nghiên cứu này, việc đánh giá cộng đồng và trữ lượng cá biển toàn cầu dựa trên ghi chép đánh bắt, do đó thiếu những lựa chọn khác tốt hơn. Kết quả tìm được gây ra nhiều tranh cãi vì xu hướng đánh bắt không đưa ra một bức tranh chính xác về xu hướng của độ phong phú của cá. Đây là nỗ lực đầu tiên nhằm tổng hợp dữ liệu tốt nhất sẵn có về tình trạng của ngành cá biển và các xu hướng trong tỷ lệ đánh bắt, một bước đột phá lớn cho phép các nhà khoa học đạt được sự nhất trí chung về tình trạng của nghề cá biển và các biện pháp cần thiết”.

Phân tích bao gồm ghi chép đánh bắt, đánh giá trữ lượng, khảo sát rà quét khoa học, dữ liệu đánh bắt cá quy mô nhỏ và kết quả mô hình. Các tác giả sử dụng chiến lược “búp bê Nga”, với mỗi lớp dữ liệu thêm vào sức thuyết phục và giá trị của tổng thể.

Nhìn vào những công cụ đã được sử dụng để giảm tỷ lệ khai thác, các tác giả lưu ý rằng “những nỗ lực hồi phục ấn tượng nhất bao gồm những thí nghiệm táo bạo với việc đóng cửa một số khu vực, hoặc cấm sử dụng một số loại thiết bị, và những phương pháp mới nhằm phân bố và thực thi việc đánh bắt”. Những đạo luật cấm việc lạm dụng đánh bắt, những quy định rõ ràng và mục tiêu cụ thể được cho là những điều kiện tiên quyết, ví dụ như tại Hoa Kỳ.

Trong khi nghiên cứu nhận định rằng những công cụ này có những lợi ích về lâu dài, thì chúng cũng đem lại những thiệt hại nhất định cho ngư dân trong thời gian ngắn. Trevor Branch, đồng tác giả từ Đại học Washington cho biết: “Một số nơi đã chọn cách ngăn cấm hoàn toàn lạm dụng đánh bắt. Lựa chọn đó có thể gây thiệt hại cho ngư dân trong thời gian ngắn, nhưng về lâu về dài nó có lợi cho cá, ngư dân và cả hệ sinh thái biển của chúng ta”.

Điểm cốt yếu trong những đề xuất của nhóm nghiên cứu là đánh bắt ở mức độ thấp hơn tổng khối lượng đánh bắt có thể chấp nhận (MSY), một tiêu chuẩn đã có từ lâu và được chấp nhận rộng rãi trên trường quốc tế. Các nhà nghiên cứu cho rằng MSY nên được hiểu như giới hạn trên tuyệt đới chứ không phải một mục tiêu.

Các tác giả đã sử dụng những mô hình sinh thái để tính toán MSY nhiều loài (hoặc MMSY). Phân tích đó cho thấy đánh bắt dưới mức MMSY có rất nhiều lợi ích sinh thái bao gồm giảm thiểu sự suy sụp loài, tăng kích thước và độ phong phú của cá.

Nhóm nghiên cứu cũng cho biết ngoài việc giảm tỷ lệ đánh bắt xuống dưới MMSY, vẫn còn những phương pháp khác có thể gảim tác động của đánh bắt đối với hệ sinh thái. Heike Lotze, đồng tác giả từ Đại học Dalhousie giải thích: “Đánh bắt với số lượng tối đa đi kèm một cái gái phải trả là sự suy sụp loài. Tuy nhiên kể cả mức đọ đánh bắt thấp cũng có thể thay đổi hệ sinh thái biển và dẫn đến sự suy sụp của một số loài dễ bị tổn thương. Đó là lý do tại sao chúng ta cần sự kết hợp các biện pháp, bao gồm hạn chế thiết bị đánh cá và đóng cửa các khu vực quan trọng, nhằm đạt được những mục tiêu bảo tồn và đánh bắt cá”.

Các tác giả cũng cảnh báo rằng vẫn còn rất nhiều công việc cần giải quyết để có thể kết thúc sự lạm dụng đánh bắt trên toàn cầu, vì một phần rất lớn của nguồn cá biển toàn cầu vẫn không được quản lý và báo cáo một cách đúng mức. Đặc biệt là bên ngoài những quốc gia công nghiệp hóa giàu có, khả năng giảm việc đánh bắt cá thường rất khó trừ khi các ngư dân có một nguồn thực phẩm và thu nhập khác. Do đó, các tác giả nhấn mạnh nhu cầu của một cái nhìn tổng thể hơn trong công cuộc tái xây dựng nguồn cá biển.

Pamela Mace, đồng tác giả từ Bộ đánh bắt cá New Zealand, cho biết: “Những người quản lý đánh bắt cá hiện đang chịu trách nhiệm cho nguồn cá biển cạn kiệt nên noi theo những thành công được mô tả trong nghiên cứu này. Chúng ta cần hành động nhanh hơn nữa để có thể tái xây dựng nguồn cá cũng như hệ sinh thái mà bản thân chúng ta cũng là một phần”.

Nghiên cứu được thực hiện tại Trung tâm phân tích và tổng hợp sinh thái quốc gia (NCEAS), do Quỹ khoa học quốc gia và Đại học California, Santa Barbara tài trợ.

G2V Star (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video