Kẹo cao su điện với hương vị vĩnh cửu

Năm 2003, một dược sĩ đông y người Trung Quốc là Hong Lik (Hàn Lực) đã phát triển thuốc lá điện tử với hình dáng hiện đại như ngày nay. Tuy nhiên, nếu ngược dòng lịch sử thì vào năm 1963, Herbert A. Gilbert, người Mỹ, chính là người đã có ý tưởng về thuốc lá điện tử đầu tiên và ông đã được chính quyền cấp bằng sáng chế.


Hội nghị Công nghệ và Giao diện phần mềm cho người tiêu dùng lần thứ 31, tại Berlin (Đức).

Cho tới nay thì thuốc lá điện tử đã gây nhiều tranh cãi về các tác hại của nó mà điển hình là các vụ cháy nổ gần đây đã làm cho cậu bé Leor Domatov 14 tuổi tại Brooklyn (Mỹ) bị mù hay như một chàng trai 17 tuổi tại New York bị bay qua cửa sổ, hoặc như một người đàn ông 33 tuổi tại Surrey (Anh Quốc) bị dung dịch nicotin nóng rò rỉ làm cho thủng phổi…

Thế nhưng, trong khi các tranh luận về tác hại của thuốc lá điện tử chưa ngả ngũ thì đến lượt kẹo cao su điện xuất hiện. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Meiji, Nhật Bản, đã thành công trong việc sáng tạo ra kẹo cao su điện.

Thực sự thì vào năm 2014, các nhà nghiên cứu đã nghĩ tới việc dùng điện để đánh lừa vị giác. Một chiếc muỗng được phủ bằng các điện cực đã tạo cho người thử nghiệm các vị căn bản mặn, ngọt, chua, đắng. Mục đích của việc thử nghiệm này là nhằm giúp cho những người phải ăn kiêng do bệnh như tiểu đường, huyết áp… vẫn thưởng thức được hương vị ưa thích.

Một trong những chuyên gia trong lĩnh vực này là Nimesha Ranasinghe (Sri Lanka), cũng đã làm việc trên nguyên lý này. Ông đã thiết kế một loại cocktail ảo tên là "vocktail" mà người “tiêu dùng” có thể lựa chọn hương vị và màu sắc ưa thích bằng một ứng dụng di động. Thiết bị sẽ kích hoạt hệ thống phát ánh sáng màu đặt ở đáy ly, và các điện cực bên ngoài ly cũng cho các “hương vị” ưa thích đã lập trình. Ngoài ra, ông cũng thiết kế núm vú điện trên nguyên tắc tương tự.


Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học Meiji, Nhật Bản, đã thành công trong việc sáng tạo ra kẹo cao su điện.

Và bây giờ thì đến lượt kẹo cao su điện xuất hiện, cũng theo nguyên lý tương tự. Để tránh việc dây điện lòi ra khỏi miệng hoặc nhai nhằm pin làm cho các thành phần độc hại có thể xuất hiện, các nhà khoa học đã chọn biện pháp sử dụng áp điện. Đó là một loại vật liệu có khả năng tạo ra một trường hoặc một điện thế dưới tác động của hiệu ứng cơ học. Nhằm bảo vệ tránh không cho tiếp xúc với vòm miệng và nước bọt, loại vật liệu này được một màng phim bao bọc kỹ lưỡng. Và khi chịu lực tác động làm cho bị xoắn, bị biến dạng hoặc khi bị nhai, vật liệu áp điện này sẽ tạo ra dòng điện kích hoạt sinh ra hương vị của “kẹo”.

80 người tham gia thử nghiệm cho biết, những “viên kẹo” này có hương vị mặn và đắng y như niboshi, một loại khô cá trích phổ biến tại Nhật. Nghĩa là đem lại một hương vị chẳng ngon lành gì và hoàn toàn không thích hợp với người phương Tây, nhưng ít ra cũng có hai lợi điểm: một là nhai hoài mà không mất hương vị (!), hai là các ghế ngồi nơi công cộng và hè phố không bị dính bã kẹo.

Thành quả này đã được trình bày tại Hội nghị Chuyên đề năm 2018, lần thứ 31, tại Berlin (Đức) về Công nghệ và Giao diện phần mềm cho người tiêu dùng (User Interface Software and Technology Symposium).

Cập nhật: 22/11/2018 Theo khampha
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video