"Keo dán" tế bào giúp vết thương nhanh lành

Phân tử liên kết tế bào tổng hợp (synCAM) có thể giúp thúc đẩy y học tái tạo, thậm chí phát triển các cơ quan trong phòng thí nghiệm.


Ảnh hiển vi của các tế bào liên kết với nhau nhờ sử dụng "keo tế bào" tổng hợp. (Ảnh: Phòng thí nghiệm Lim)

Nhóm nghiên cứu tại Đại học California San Francisco tạo ra một loại "keo tế bào" tổng hợp có thể giúp các tế bào liên kết lại ở nhiều mức độ khác nhau, New Atlas hôm 13/12 đưa tin. Kỹ thuật này có thể giúp đẩy nhanh quá trình lành vết thương, kể cả trong các mô không dễ lành một cách tự nhiên, từ đó giúp giới khoa học tạo ra những cơ quan tốt hơn trong phòng thí nghiệm. Nghiên cứu mới xuất bản trên tạp chí Nature.

Cơ thể người cấu tạo từ hàng nghìn tỷ tế bào. Để đảm bảo các tế bào da nằm cạnh nhau, các tế bào gan nằm cạnh nhau, tất cả chúng đều chứa những cấu trúc tí hon gọi là phân tử liên kết tế bào (CAM). Đây là những protein nằm ở bề mặt và liên kết các tế bào lân cận với lực khác nhau, giúp cơ quan không bị tách rời.

Lực liên kết ảnh hưởng đến đặc tính của mô. Ví dụ, các cơ quan có liên kết rất chắc chắn để có thể giữ nguyên hình dạng, trong khi hệ miễn dịch có liên kết yếu hơn để các tế bào dễ di chuyển. Dù đóng vai trò quan trọng, CAM lại thường xuyên bị bỏ qua khi các nhà khoa học tìm cách chỉnh sửa mô.

Trong nghiên cứu mới, nhóm chuyên gia tại Đại học California San Francisco phát triển phân tử liên kết tế bào tổng hợp (synCAM). Mỗi phân tử gồm hai phần. Phần thứ nhất ở bên ngoài tế bào và hoạt động như một thụ thể, xác định những tế bào khác cần liên kết. Phần thứ hai nằm trong tế bào và quyết định lực liên kết. Phối hợp hai phần này, nhóm chuyên gia có thể tùy chỉnh các phân tử cho phù hợp với nhiều loại liên kết tế bào tự nhiên.

"Chúng tôi có thể điều chỉnh các tế bào và kiểm soát những tế bào khác tương tác với chúng, đồng thời kiểm soát bản chất của tương tác đó. Điều này mang đến cơ hội tạo ra những cấu trúc mới như mô và cơ quan", Wendell Lim, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Nhóm nghiên cứu cho biết, việc chế tạo synCAM có thể giúp thúc đẩy y học tái tạo, "vá" các mô thường không tự lành, ví dụ như dây thần kinh hoặc mô tim, thậm chí tạo ra các cơ quan trong phòng thí nghiệm để nghiên cứu sự phát triển, bệnh tật và thuốc.

Cập nhật: 15/12/2022 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video