Khám phá bí mật về trận chiến đẫm máu trong Thế chiến thứ 2 nhờ công nghệ viễn thám

Máy bay không người lái được trang bị tia laser đã tiết lộ những bí mật của Trận chiến Bulge, trận chiến lớn nhất và đẫm máu nhất mà Mỹ đã trải qua trong Thế chiến II tại châu Âu.

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 15/8 trên tạp chí Antiquity, các máy bay không người lái đã tiết lộ 941 dấu vết của trận chiến, bao gồm cả các hố đào và hố bom.

Chính thức được gọi là Cuộc phản công Ardennes, Trận chiến Bulge diễn ra từ tháng 12 năm 1944 đến tháng 1 năm 1945 ở miền đông Bỉ và Luxembourg, theo Bảo tàng Chiến tranh Hoàng gia ở London.


Lối vào từ địa điểm Battle of the Bulge. (Ảnh: Stichelbaut, B. et al, Nhà xuất bản Đại học Cambridge).

Mặc dù là một trận chiến lớn trong Thế chiến II, nhưng những khu rừng rậm rạp trong khu vực đã che giấu phần lớn bằng chứng khảo cổ học để lại.

Để phát hiện ra tàn tích từ trận chiến, các nhà khoa học đã trang bị cho máy bay không người lái một công nghệ viễn thám có tên là lidar (dò tìm ánh sáng và phạm vi), sử dụng tia laser xung để tạo thành bản đồ kỹ thuật số của cảnh quan.

Họ đã khảo sát giữa thành phố St. Vith và làng Schönberg - một khu vực từng là trung tâm của Trận chiến Bulge - và phát hiện ra nhiều dấu vết của cuộc chiến, bao gồm các bệ pháo, chiến hào và hố cá nhân (pháo đài nhỏ để bảo vệ những người lính khỏi hỏa lực của kẻ thù).

Sau khi phát hiện ra những đặc điểm này trên bản đồ ảo, các nhà nghiên cứu đã đến thăm các địa điểm, giúp họ xác định ba giai đoạn khác nhau của Trận chiến Bulge. Các nhà nghiên cứu khi khảo sát khu vực này đã tìm thấy ngòi pháo, bệ pháo và công sự dã chiến mà họ tin rằng có thể là do giai đoạn tiền tấn công này.

Khi bắt đầu cuộc tấn công của quân Đức, hơn 200.000 quân Đức và gần 1.000 xe tăng đã mở cuộc tấn công vào binh lính Đồng minh. Các tác giả của nghiên cứu viết rằng, tình trạng lộn xộn này đã để lại các công sự dã chiến và các vật thể của Đức tại các kho pháo của Mỹ. Điều đó có thể có nghĩa là các lực lượng Đức đã sử dụng các công sự bị bỏ hoang của Mỹ trong trận chiến.

Giai đoạn cuối cùng là bước ngoặt của trận chiến này, được đánh dấu bằng "nhiều hố bom còn sót lại", "cho thấy lực lượng không quân Đồng minh có thể thiết lập ưu thế chiến thuật khi thời tiết được cải thiện", họ viết. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu nói thêm rằng, một số miệng hố này có thể có từ những thời điểm trước đó trong trận chiến.

Các tác giả của nghiên cứu cho biết trong tương lai, kỹ thuật này có thể được áp dụng cho các khu vực có rừng khác ở châu Âu, từ đó nâng cao hiểu biết của chúng ta về các chiến trường khác nhau. Nó cũng có thể giúp bảo vệ các di sản có giá trị.

Cập nhật: 17/08/2023 Tiền Phong
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video