Khám phá ngôi sao "chạy" nhanh nhất vũ trụ

Các nhà thiên văn học thuộc Cơ quan vũ trụ châu Âu (ESA) vừa phát hiện một ngôi sao có tốc độ di chuyển kỷ lục, gấp 20 lần vận tốc trái đất.

Ngôi sao kể trên là một ngôi sao lùn đỏ. Nó quay quanh lỗ đen vũ trụ MAXI J1659-152 (vốn có trọng lượng lớn gấp 3 lần mặt trời của chúng ta). Ngôi sao này chỉ có trọng lượng bằng 1/5 trong lượng mặt trời và cách lỗ đen 1 triệu km.


Ngôi sao chỉ mất 2,4 giờ để hoàn tất một vòng quỹ đạo. (Ảnh: ESA)

Theo ESA, do ngôi sao nhẹ hơn lỗ đen và có quỹ đạo lớn nên nó di chuyển đạt vận tốc lên tới 2 triệu km/h. Đây là kỷ lục về tốc độ dành cho một ngôi sao trong vũ trụ từng được con người biết đến từ trước đến nay. Với vận tốc này, nó chỉ mất 2,4 tiếng để hoàn thành một vòng quanh quỹ đạo của mình.

Kỷ lục trước đó thuộc về ngôi sao có tên Swift J1753.5–0127 với thời gian 3,2 tiếng. Trong khi đó, lỗ đen di chuyển với tốc độ “chỉ” 150.000km/h.

“Ngôi sao này di chuyển với tốc độ chóng mặt. Nó nhanh hơn gấp 20 lần so với tốc độ của trái đất quanh mặt trời”, ông Erik Kuulkers, nhà thiên văn học thuộc ESA tiết lộ.

Được biết, hai vật thể này nằm ở phía trên bề mặt thiên hà xoắn ốc của chúng ta. “Với vị trí như vậy, ngôi sao này có thể bị bật khỏi thiên hà khi quá trình hoạt động của lỗ đen bùng nổ”, ông Kuulkers cho hay.

Được biết, ngôi sao này đã được phát hiện từ ngày 25/9/2010 nhưng chỉ gần đây các nhà khoa học mới tính được tốt độ kinh hoàng của nó bằng phương pháp đo quang phổ tia X.

Theo Dân Việt
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video