Khám phá nơi phân bò là biểu tượng của sự giàu có

Tại Tây Tạng, bức tường của nhà nào càng được đắp nhiều phân bò thì càng giàu có, vì có nhiều gia súc.

Khi đến Tây Tạng, nhiều du khách ngạc nhiên khi thấy trên tường nhà của những hộ dân ở đây đều được phủ rất nhiều phân bò, đắp thành những mảng lớn. Với những người đến từ nơi khác thì điều này rất khó hiểu. Bởi thông thường, phân bò có rất nhiều ở nông thôn, được dùng làm phân bón cây cối và ngoài ra không có công dụng đặc biệt nào khác.


Những căn nhà chất đầy phân bò khô tại Tây Tạng. (Ảnh: Dennis Jarvis/Flickr).

Hầu hết người dân ở đây sống bằng nghề chăn thả gia súc. Mỗi gia đình có thể nuôi rất nhiều bò yak và dê - tài sản đáng giá nhất của họ. Vì vậy nhà đắp càng nhiều phân, chứng tỏ gia súc càng đông và chủ nhân của ngôi nhà rất giàu có. Phân bò có thể được đắp thành chuồng dê, chất đống ở khu đất trống hoặc xếp thành nhiều kiểu khác nhau như hàng rào quanh nhà.

Giá trị của phân bò không chỉ là biểu tượng của sự giàu có, thịnh vượng mà còn mang nhiều tác dụng đặc biệt khác. Ở Tây Tạng, phân bò còn là một loại chất đốt quan trọng. Cao nguyên này nằm ở độ cao hàng nghìn mét so với mực nước biển, nên không khí tương đối loãng, nhiệt độ có thể hạ tới - 30 độ C, khiến cây cối khó phát triển. Người dân không thể đốn cây lấy củi như ở đồng bằng, do đó phải thu gom phân bò làm chất đốt thay thế. Do độ ẩm không khí thấp, phân bò để ngoài trời khô rất nhanh và thức ăn của bò chỉ có cỏ, nên chất thải sẽ giống như cỏ khô, dễ cháy.


Cô gái Tây Tạng tiết lộ cách phân biệt nhà nào là thổ hào trên cao nguyên. (Video: @zhouma688/TikTok)

Ngoài ra, một điểm kỳ lạ về phân bò yak là khi cháy nó không hề có mùi hôi. Người dân lý giải điều này là do bò Tây Tạng uống nước tinh khiết, ăn cỏ trên thảo nguyên và đôi khi còn ăn đông trùng hạ thảo nên phân của chúng có mùi dễ chịu như thảo mộc khô.

Phân bò là nguồn tài nguyên thiết thực với người Tây Tạng, nhưng lại tác động xấu đến môi trường, theo National Geographic. Một số nghiên cứu gần đây cho thấy việc đốt phân bò yak ở Tây Tạng có thể tạo ra hơn 1.000 tấn carbon đen hàng năm. Đây được cho là nguyên nhân thứ hai dẫn đến hiện tượng nóng lên toàn cầu. Ảnh hưởng của carbon đen đặc biệt nghiêm trọng ở Himalaya, nơi khí hậu đang ấm lên với tốc độ nhanh hơn từ ba đến năm lần so với xu hướng toàn cầu.

Cập nhật: 02/03/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video