Sự khám phá về "hương yêu" này, của các nhà khảo cứu gia xứ Mặt Trời, sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn được những tín hiệu trao đổi của thú vật với nhau.
Về mặt xã hội cũng như trên phương diện "truyền giống", những chất hóa học (được gọi là các chất phéromones) tiết ra từ thân các loại động vật (có vú) thường bay mùi rất xa để "dụ dỗ" những con vật khác phái. Ví dụ như trong nước tiểu của con chuột có chứa một chất được xem như "một bức thông điệp" truyền cho nhau.
Hiroko Kimoto và các cộng sự viên thuộc đại học Đông-Kinh chứng minh được thêm rằng, những "mùi tình yêu" của loài vật còn được chúng nhận biết ngay khi ở sát cạnh nhau, không cần mùi bay đi xa.
Trong những giọt nước mắt (ngà) của các chàng Dơi Đực có chứa chất Protein ESP1, chất không tỏa xa được, và các nàng Dơi Cái đứng kế bên (hay treo ngược đầu?) nhận biết ngay, qua vách mũi đặc biệt của các loại Dơi.
Ông Kimoto cho rằng, cũng có thể là Prôtêin đóng một vai trò quan trọng trong việc nhận biết các loại "hương tình yêu" này của loại động vật chăng?