Bất cứ khi nào chúng ta nghe về "biên giới quốc gia" chúng ta thường liên tưởng đến những lính gác vũ trang, chó quân đội được huấn luyện, dây thép gai và việc kiểm tra hộ chiếu nghiêm ngặt. Vâng, điều đó không luôn luôn đúng!
Hà Lan - Bỉ: Ngôi làng Baarle-Hertog của Bỉ và làng Baarle-Nassau của Hà Lan chỉ cách nhau một hàng gạch. Hàng ngày có rất nhiều du khách qua lại giữa 2 nước, vạch trắng dưới mặt đất là dấu hiệu cho biết họ đang đứng trên nước nào.
Mỹ - Canada: Cứ vài năm một lần, người ta lại phải cắt vạt rừng làm đường biên giới phân chia lãnh thổ Mỹ và Canada, nơi đây được gọi là Slash.
Ba Lan - Ukraine: Thiết kế hình con cá độc đáo ngay trên đường biên giới này một phần trong triển lãm nghệ thuật năm 2012.
Haiti - CH Dominica: Nạn phá rừng là điều rất dễ nhận thấy ngay tại biên giới giữa Haiti (bên trái) và CH Dominica (bên phải).
Trung Quốc - Macau: Macau là đặc khu hành chính của Trung Quốc, nơi người dân lái xe bên trái đường, còn cả Trung Quốc lái xe bên phải. Do vậy, đường xá thay đổi ngay tại biên giới.
Mỹ - Mexico: Đường biên giới giữa 2 nước là một hàng rào ngăn cách San Diego, California và Tijuana, Mexico.
Argentina - Paraguay - Brazil: Đây là một cảnh tượng đường biên giới độc đáo giữa 3 quốc gia, nơi sông Paraná và sông Iguazu giao nhau.
Đức - CH Séc: Vùng xanh tươi bên trái là Đức, vùng cằn cỗi bên phải là CH Séc, cho thấy cách xử lý sự phá hoại của loài bọ cánh cứng của 2 nước khác nhau như thế nào.
Nepal – Trung Quốc: Biên giới giữa Nepal và Trung Quốc đi ngang qua đỉnh Everest.
Na Uy – Thụy Điển: Đường dốc này nằm trên biên giới giữa Na Uy và Thụy Điển.
Một đường biên giới khác giữa Thụy Điển và Na Uy. Bạn có thể có cơ hội di chuyển giữa hai nước chỉ bằng vài bước chân.
Biên giới giữa Estonia và Nga được đánh dấu bởi một số công trình nổi bật. Sông Narva nằm giữa biên giới Estonia và Nga. Bên kia sông ở Estonia là lâu đài Hermann và ở Nga là pháo đài Ivangorod.
Slovakia và Ba Lan là hai quốc gia có chung đường biên giới tự nhiên nổi bật. Dãy núi High Tatras là địa điểm nằm giữa Slovakia và Ba Lan. Những ngọn núi này nằm tại Công viên Quốc gia High Tatras, phần lớn ở Slovakia, mặc dù một phần của công viên cũng chia sẻ diện tích với Ba Lan.
Việc có chung đường biên giới không phải là điều chỉ xảy ra giữa hai quốc gia. Nơi giáp ranh giữa ba nước Lào, Myanmar và Thái Lan nằm trên sông Mekong, còn được biết đến với tên gọi Tam Giác Vàng.
Trong ảnh là một cột mốc đánh dấu biên giới giữa ba nước Bỉ, Đức và Hà Lan.
Biên giới Á-Âu được xây dựng vào năm 1837, nằm tại một quốc gia duy nhất là Nga. Hai cô gái trong bức ảnh đang đứng ngay đoạn giao nhau giữa Châu Á và Châu Âu.
Bạn có thể dành một chút thời gian để nghỉ ngơi ở nơi giáp ranh giữa ba quốc gia Áo, Hungary và Slovakia, bởi biên giới giữa ba nước này được đánh dấu bởi một cái bàn. Bạn hoàn toàn có thể ngồi tại chiếc bàn và ngắm nhìn phong cảnh ở mỗi quốc gia.
Tảng đá này là mốc đánh dấu biên giới giữa Kenya và Tanzania. Bên tay trái của người đàn ông là Kenya và phía bên tay phải là Tanzania. Đây là điểm dừng chân không thể bỏ qua nếu bạn muốn chụp những bức ảnh về mặt kỹ thuật ở hai quốc gia cùng một lúc.
Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha cách nhau bởi một con sông rộng 150m. Nối liền hai địa danh này là tuyến zipline dài hơn 720m. Đây là đường dây cáp duy nhất trên thế giới đi qua lãnh thổ hai quốc gia. Thay vì chỉ đơn giản là đi bộ qua, bạn có thể đu dây zipline để tham quan hai nước, tất nhiên, bạn sẽ cần một chút dũng cảm đấy nhé.
Biên giới giữa Moldova và Romania nhìn từ trên cao.
Đối với những người thích chinh phục độ cao, biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ là một điều tuyệt vời. Tuy nhiên, trên ảnh không phải là một địa điểm du lịch. Bạn phải leo khá cao trên dãy Alps để đến được trung tâm nghiên cứu ở biên giới giữa Italy và Thụy Sĩ. Trung tâm nghiên cứu này được thành lập vào năm 1893 và vẫn hoạt động hơn một thế kỷ sau đó.
Cầu Oresund nối liền Copenhagen, đảo Amager, Đan Mạch với Malmo, phía nam Thụy Điển, bắc qua eo biển Oresund. Người dân hai nước có thể đi qua cây cầu này để thăm nước láng giềng mà không cần đi bằng máy bay hoặc thuyền. Trước đó, người dân Đan Mạch và Thụy Điển qua lại bằng phà.
Bạn nghĩ sao nếu như có thể lấy một vài cuốn sách ở một quốc gia và đọc chúng ở một quốc gia khác? Điều này hoàn toàn có thể xảy ra ở Thư viện Haskell. Thư viện Haskell được xây dựng trên biên giới giữa Mỹ và Canada, thuộc sở hữu của cả hai nước, vì vậy mà cùng lúc phục vụ người dân của cả hai quốc gia. Trong bức ảnh, một bên là Derby Line, Vermont, Mỹ và một bên là Stanstead, Québec, Canada.
Thụy Điển – Phần Lan: Bạn thậm chí có thể chơi golf trên biên giới giữa Thụy Điển và Phần Lan.
Brazil – Uruguay: Biên giới giữa hai quốc gia này nằm trên vỉa hè. Brazil bên trái, Uruguay – bên phải.
Đức – Hà Lan: Biên giới giữa Đức và Hà Lan được đánh dấu bằng một dải kim loại ở trung tâm thương mại Eurode. Mặc dù các hộp thư ở cả hai bên biên giới, thư chỉ đến tay người nhận một tuần sau đó.
Nga – Mỹ: Đây là một đảo giữa Nga và Hoa Kỳ. Hòn đảo này cách cả Chukotka và Alaska là 35km. Mặc dù vậy, thời gian khác biệt lên đến 21 giờ.
Trung Quốc – Mông Cổ: Hoàn toàn không có gì bất thường trên biên giới giữa Trung Quốc và Mông Cổ. Chỉ là hai con khủng long đang hôn nhau.